Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 9: Thứ tự thực hiện các phép tính. Bài học nằm trong chương trình Toán 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
THỨ TỰ THỰC HIỆN PHÉP TÍNH
I. MỤC TIÊU
Qua bài này giúp học sinh:
1. Kiến thức:
- HS phát biểu được công thức chia hai lũy thừa cùng cơ số và biết quy ước a0 = 1 (a # 0).
2. Kỹ năng:
- HS biết chia hai lũy thừa cùng cơ số.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, yêu thích môn học, hăng hái phát biểu xây dựng bài, có tinh thần hợp tác khi hoạt động nhóm.
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực tự học.
- Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ, thước thẳng, SGK, SBT
2. Học sinh: Đồ dùng học tập, đọc trước bài.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. (1 phút)
2. Nội dung:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
A. Hoạt động khởi động: Kiểm tra bài cũ và đặt vấn đề vào bài mới (5 phút)
Mục tiêu: kiểm tra chuẩn bị bài mới của học sinh. Ôn lại kiến thức bài học trước.
Phương pháp:vấn đáp, thuyết trình
* Kiểm tra bài cũ:
Muốn nhân hai lũy thừa cùng cơ số ? nêu dạng tổng quát.
Tính : a5 . a2 = ?, 25 : 5 = ?
* Đặt vấn đề:
Vậy a7 : a5 = ? ; a7 : a2 = ?
Phép tính trên là chia hai lũy thừa cùng cơ số. Phép chia hai lũy thừa có cùng cơ số được thực hiện như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong nội dung bài học hôm nay. HS1: a5 . a2 = a7
25 : 5 =5
HS lắng nghe và viết tiêu đề bài học
B. Hoạt động hình thành kiến thức.
Hoạt động 1: Các ví dụ. ( 10 phút)
Mục tiêu: HS dần hình thành được công thức chia hai lũy thừa cùng cơ số và biết quy ước a0 = 1 (a # 0).
Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề, khái quát
- GV: Nhắc lại kiến thức cũ:
a. b = c (a, b 0)
=> a = c : b
b = c : a
- GV: Ghi ?1 trên bảng phụ và gọi HS lên bảng điền số vào ?
Đề bài:
a/ Ta đã biết 53. 54 = 57.
AD tính chất trên hãy suy ra:
57: 53 = ? 57 : 54 = ?
b/ a4 . a5 = a9
Suy ra: a9 : a5 =? ; a9 : a4 = ?
- GV: Viết a9: a4 = a5 (= a9-4) ;
a9 : a5 = a4 (= a9-5)
- GV: Em hãy nhận xét cơ số của các lũy thừa trong phép chia a9: a4 với cơ số của thương vừa tìm được?
- GV: Hãy so sánh số mũ của các lũy thừa trong phép chia a9: a4 ?
- GV: Hãy nhận xét số mũ của thương với số mũ của số bị chia và số chia?
- GV: Phép chia được thực hiện khi nào? V
- GV: Thực hiện phép chia a9 : a5 và a9 : a4 ta có cần điều kiện gì không ?Vì sao?
- HS dựa vào kiến thức cũ đã nhắc ở trên để điền số vào chỗ trống.
- HS: Có cùng cơ số là a.
- HS: Số mũ của số bị chia lớn hơn số mũ của số chia.
- HS: Số mũ của thương bằng hiệu số mũ của số bị chia và số chia.
- HS: Khi số chia khác 0
- HS : a 0 vì số chia không thể bằng 0 1. Ví dụ
?1
57 : 53 = 54 (=57 – 3)
Vì: 54.53 = 57
57 : 54 = 53 (=57 – 4 )
Vì : 54.53 = 57
-Với a 0
a9 : a5 = a4 (= a9 – 5 )
Vì : a4.a5 = a9
a9 : a4 = a5 (= a9 – 4 )
Vì : a4.a5 = a9
Hoạt động 2: Tổng quát (10 phút)
Mục tiêu: HS phát biểu được công thức chia hai lũy thừa cùng cơ số và biết quy ước a0 = 1 (a # 0), biết chia hai lũy thừa cùng cơ số.
Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề, khái quát, hoạt động nhóm
- GV: Từ những nhận xét trên, với trường hợp m > n. Em hãy dự đoán xem am : an = ?
- GV chốt CTTQ: trong trường hợp a # 0 và m > n thì: am : an = am-n
- GV: Ta đã xét trường hợp số mũ m > n.Vậy trong trường hợp số mũ
m = n thì ta thực hiện như thế nào? Hãy tính kết quả của phép chia sau 54 : 54
- GV: Vì sao thương bằng 1?
- GV:Vậy am: am = ? (a 0)
- GV: Ta có: am: am = am-m = a0 = 1; (a 0)
- GV: Dẫn đến qui ước a0 = 1
Vậy công thức: am : an = am-n (a 0) đúng cả trường hợp m > n và m = n
Ta có công thức tổng quát:
am : an = am-n
(a 0 ; m n)
- GV: Cho HS đọc chú ý SGK.
- GV: Trở lại đặt vấn đề ở đầu bài: a7 : a5 = ?
a7 : a2 = ?
- GV nhấn mạnh:
+ Giữ nguyên cơ số.
+Trừ các số mũ (Chứ không phải chia các số mũ)
- GV cho HS áp dụng làm ?2
- HS hoạt thảo luận nhóm đôi và làm.
- GV gọi lần lượt HS trình bày tại chỗ. GV nhận xét và sửa sai.
- HS:
am : an = am-n (a 0)
- HS: 54 : 54 = 1
- HS : Vì số chia bằng số bị chia
- HS: am: am = 1
- HS lắng nghe, ghi chú.
- HS đọc chú ý trong SGK:
“ Khi chia hai lũy thừa có cùng cơ số (khác 0), ta giữ nguyên cơ số và trừ các số mũ.”
- HS: a7 : a5 = a7-5= a2
a7 : a2 = a 7 – 2 = a5
- HS chú ý lắng nghe và tiếp thu
- HS làm ?2 theo nhóm đôi
- Đại diện HS đứng tại chỗ trả lời.
- HS tự làm vào vở
2. Tổng quát
am : an = am – n (a 0, m n)
*Quy ước: a0 = 1 ( a 0 )
?2
a) 712 : 74 = 712 – 4 = 78.
b) x6 : x3 = x6 – 3 = x3 (x 0)
c) a4 : a4 = a4 – 4 = a0 = 1(a 0)
d) b4 : b = b4 – 1 = b3(b 0)
e) 98 : 32 = 98 : 9 = 98 – 1 = 97.
C. Hoạt động luyện tập (8 phút)
Mục đích: HS biết vận dụng công thức phép chia lũy thừa cùng cơ số để tính
Phương pháp: thuyết trình, hoạt động nhóm
? AD quy tắc thực hiện bài tập 67(SGK -30).
- GV gọi 3 HS trình bày tại chỗ. GV nhận xét và sửa sai.
- GV cho HS áp dụng làm bài 68(SGK-30)
- HS hoạt thảo luận nhóm đôi và làm.
- GV gọi nhóm làm nhanh nhất lên bảng trình bày. Các nhóm còn lại nhận xét và sửa chữa
- Đưa bảng phụ ghi Bài 69
- Gọi HS trả lời
- 3 HS lên bảng làm đồng thời
-HS khác làm vào vở
-Nhận xét và sửa chữa bài sai.
- HS làm bài 68 theo nhóm tổ
- Nhóm HS làm nhanh nhất lên bảng làm bài.
- Các nhóm còn lại chờ nhận xét và sửa chữa bài.
- HS đứng tại chỗ trả lời BT 69 (SGK-30)
Bài 67 (SGK-30)
a) 38 : 34 = 3 8-4 = 34
b) 108 : 102 = 10 8-2 = 106
c) a6 : a = a6-1 = a5 (a ≠ 0)
Bài 68 (SGK-30)
a) Cách 1:
210 : 28 = 1024 : 256 = 4
Cách 2: 210 : 28 = 22 = 4
b) Cách 1:
46 : 43 = 4096 : 64 = 64
Cách 2: 46 : 43 = 43 = 64
c) Cách 1:
85 : 84 = 32768 : 4096 = 8
Cách 2: 85 : 84= 81 = 8
d) Cách 1:
74 : 74 = 2401 : 2401 = 1
Cách 2: 74 : 74 = 70 = 1
Bài 69 (SGK-30)
Điền chữ Đ hoặc S
a) 33.34 = 37
b) 55: 5 = 54
c) 23.42 = 23.4.4 = 23.22.22 = 27
D. Hoạt động vận dụng ( 8 phút)
Mục tiêu: Hs biết vận dụng công thức lũy thừa để viết số bất kỳ dưới dạng tổng các lũy thừa.
Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề.
- GV nêu chú ý: Mọi số tự nhiên đều viết được dưới dạng tổng các lũy thừa của 10.
GV: Hướng dẫn HS viết số 2475 dưới dạng tổng các lũy thừa như SGK.
Lưu ý: 2.103= 103 +103.
4 .102 = 102 + 102 + 102 +102
- GV: Tương tự cho HS viết 7. 10 và 5. 100 dưới dạng tổng các lũy thừa của 10.
- GV: Cho HS hoạt động theo nhóm làm ?3.
- GV: Kiểm tra đánh giá.
- HS lắng nghe và tiếp thu
- HS: Lên bảng thực hiện.
- Hoạt động nhóm
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và chấm chéo lẫn nhau. 3. Chú ý
Ví dụ
a) 2475 = 2.1000 + 4.100 + 7.10 +5
= 2.103+ 4.102+7.101+5.100
b) 2.103 = 103 + 103
?3. Viết số 538, dưới dạng lũy thừa của 10.
538 = 5.100 + 3.10 + 8
= 5. 102 + 3. 101 + 8. 100
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng (3 phút)
Mục tiêu: Củng cố kiến thức về chia hai lũy thừa cùng cơ số.
Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp
Nắm vững quy tắc chia hai lũy thừa có cùng cơ số.
- Học bài và xem lại bài tập đã chữa.
- Làm BT 68,70,71,72 (SGK-30;31)
- Đọc trước bài 9 : Thứ tự thực hiện các phép tính
- HS ghi chép nội dung yêu cầu