Giáo án PTNL bài Phép cộng và phép nhân

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Phép cộng và phép nhân. Bài học nằm trong chương trình toán 6 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Giáo án PTNL bài Phép cộng và phép nhân

Tuần 2

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 6: §5. PHÉP CỘNG VÀ PHÉP NHÂN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

  1. Kiến thức : HS được ôn lại để nắm chắc hơn về các tính chất giao hoán , kết hợp của phép cộng và phép nhân các số tự nhiên, tính chất của phép nhân đối với phép cộng; biết viết công thức dưới dạng tổng quát và phát biểu thành lời.
  2. Kỹ năng : HS được rèn luyện kĩ năng tính nhẩm, tính nhanh, biết vận dụng các t/c của
  3. Thái độ

 Yêu thích môn học, hăng hái phát biểu xây dựng bài.

  1. Định hướng năng lực được hình thành

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực chuyên biệt : Tư duy logic, năng lực tính toán.

II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM

- Tổng và tích hai số tự nhiên

- Tính chất phép cộng và phép nhân hai số tự nhiên

III.  PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM

- Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp – gợi mở, hoạt động nhóm nhỏ.

IV. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

  1. Giáo viên :

- SGV, SGK, bảng phụ  ghi tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên như SGK trang 15, bảng phụ ghi bài tập nhằm giới thiệu phép cộng và phép nhân, bảng phụ ghi nội dung ?1/ SGK/15.

  1. Học sinh :

- Đọc trước bài, Sgk, đồ dùng học tập

V.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1 . Ổn định lớp

2 . Bài mới

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung chính

HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

- Mục tiêu:Giới thiệu nội dung tổng quát của bài học

- Phương pháp: thuyết trình

- Thời gian: 2 phút

- GV giới thiệu bài: Ở tiểu học, ta đã biết đến phép cộng và phép nhân các số tự nhiên. Vậy phép cộng và phép nhân các số tự nhiên có các tính chất gì giống nhau? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong nội dung bài học ngày hôm nay.

HS cả lớp nghe

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

- Mục tiêu:

+ HS nắm được công thức của phép cộng và phép nhân hai số tự nhiên, chú ý tính chất nhân với 0.

+  HS được ôn lại để nắm chắc hơn về các tính chất giao hoán , kết hợp của phép cộng và phép nhân các số tự nhiên, tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng; biết  viết công thức dưới dạng tổng quát và phát biểu thành lời.

- Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, thuyết minh, đàm thoại.

- Thời gian: 26 phút

Hoạt động 1:  Tổng và tích của hai số tự nhiên (10’)

- GV giới thiệu phép cộng và phép nhân, viết công thức tổng quát.

- Giáo viên giới thiệu: Trong một tích mà các thừa số bằng chữ hoặc chỉ có một thừa số bằng số, ta có thể không cần viết dấu nhân giữa các số. Ví dụ: a.b=ab, 4.x.y=4xy 

 

- GV đưa ?1 lên bảng phụ

 

- GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời

- GV gọi HS khác nhận xét

- GV chốt lại

- GV gọi 2 HS lên bảng trả lời ?2

- GV yêu cầu HS áp dụng ?1 để trả lời

 

 

- GV yêu cầu HS tìm x trong bài 30 a/  Tìm x biết: (x-34).15=0

- Em hãy nhận xét kết quả của tích và thừa số của tích

(x-34).15=0

? Vậy  thừa số còn lại phải ntn?

? Tìm x dựa trên cơ sở nào ?

- HS lắng nghe ghi chú.

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát bảng phụ

- HS lần lượt trả lời

- HS khác nhận xét

 

 

 

- 2 HS trả lời ?2

 

 

- HS q/sát tìm x

- HS trao đổi và trả lời

- HS thừa số còn lại bằng 0

 

 

1. Tổng và tích của hai số tự nhiên

a           +          b     =   c

Số hạng + Số hạng = Tổng

 a           .         b    =  c

Thừa số . thừa số = tích

* Chú ý: a.b = ab;  4.x.y = 4xy

?1.

a

12

21

1

0

b

5

0

48

15

a + b

17

21

49

15

a.b

60

0

48

0

 

?2. a) Tích của một số với số 0 thì bằng 0

b) Nếu tích của hai thừa số bằng 0 thì ít nhất có một thừa số bằng 0

 

Bài 30: Tìm x, biết:

(x – 34) . 15 = 0

  x – 34         = 0 : 15

  x – 34         = 0

  x                 = 34 + 0

  x                 = 34.

 

Hoạt động 2. Tính chất phép  cộng và phép nhân số tự nhiên (26 phút)

- GV treo bảng phụ ( các t/c )

? Phép cộng các số tự nhiên có t/c gì?

Phát biểu các t/c đó ?

- GV gọi 2 HS phát biểu

 

- Phép nhân có t/ gì ?

 

GV gọi 2 HS phát biểu ?

 

 

? T/ c nào liên quan đến cả phép cộng và phép nhân ?Phát biểu t.c đó?

- Yêu cầu HS lấy vd minh họa cho các t/c đó?

- GV nhận xét và sửa

 

- HS số bị trừ = số trừ + hiệu

 

- HS nhìn vào bảng phụ và phát biểu thành lời

- HS thảo luận và trả lời

- 2HS phát biểu

- HS thảo luận và trả lời

- HS : Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.

 - HS phát biểu

2. Tính chất phép  cộng và phép nhân số tự nhiên

* T/C của phép cộng

- T/c kết hợp

- T/c giao hoán :

- Cộng với số 0 :

* T/c của phép nhân

- T/c kết hợp :

- T/c giao hoán :

- Nhân với số 1 :

- Phép nhân phân phối phép cộng :

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu:  Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào bài toán thực tế và bài tập tính hợp lí.

- Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, thuyết minh, đàm thoại.

- Thời gian: 5 phút

- GV yêu cầu HS phát biểu t/c phép cộng và phép nhân? Hai t/c này có gì giống nhau?

 

- Yêu cầu HS làm Bài 26

? Em nào có cách giải khác?

- Gọi HS nhận xét

- GV  chốt lại

 

 

 

 

 

Bài 27

- Yêu cầu HS hoạt động nhóm Bài 27

- Gọi đại diện trình bày

- HS phép cộng và phép nhân đều có t/c giao hoán và kết hợp.

- HS đọc đề và tìm ra cách giải

- HS thảo luận

- HS nhận xét bài của bạn

 

 

 

 

 

- HS hoạt động nhóm tìm cách giải bài 27

- HS trình bày

 

Bài 26 (SGK-16)

YB         HN         VY                VT                 

                                 

        54km     19km       82km

 

Quãng đường HN , Yên Bái là

     

Cách khác:

Bài 27 (SGK-16) Tính nhanh

86+357+14= (86+14)357

                  = 100+ 357 = 457

72+69+128= (72+128)+69

                  = 200+69 = 269

25.5.427.2= (25.4).(5.2).27

                 = 100.10.27 = 27000

28.64+28.36 = 28(64+36)

                     = 28.100 = 2800

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 

- Mục tiêu: học sinh biết sử dụng kiến thức vào giải các bài tập nâng cao

- Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, thuyết minh, đàm thoại, hoạt động nhóm.

- Thời gian : 3 phút

+ YC hs đọc đề bài và suy nghĩ tìm cách giải

+ Gọi hs đứng tại chỗ nêu cách chứng minh

 

 

+ Gọi hs lên bảng trình bày

+ Gọi hs nhận xét

+ Nhận xét sửa sai nếu có

+ Đọc đề bài

+ Trả lời

Bài tập: Cho A= 137.454 + 206,

B = 453.138-110. Không tính giá trị hãy chứng tỏ A = B

Giải:

 Vì 454 = 453+1 và 138=137+1

Do đó:

A= 137.(453+1)+206

   = 137.453 + 137 + 206

   = 137.453 + 343

B=453.(137+1)-110

  = 453.137 + 453 -110

  = 137.453 + 343

Vậy A = B

HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG

- Mục tiêu: GV hướng dẫn và giao nhiệm vụ về nhà cho HS

- Phương pháp: thuyết trình

- Thời gian: 2 phút

* Củng cố:  Để tính nhanh các bài toán ta vận dụng các tính chất đã học.

    + TÝnh chÊt giao ho¸n

    + TÝnh chÊt kÕt hîp

  + TÝnh chÊt ph©n phèi cña phÐp nh©n ®èi víi phÐp céng.

  * GV hướng dẫn học và chuẩn bị bài

- HS tiếp thu kiến thức.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, ghi chú.

* GV hướng dẫn học và chuẩn bị bài

 -  Học thuộc các t/c của phép cộng và phép nhân.

- Làm các bài tập 28,29,30,31 (sgk)

- Tiết sau mang máy tính bỏ túi.

             

HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM BÀI 5 

Câu 1: Tính nhanh tổng 53 + 25 + 47 + 75?

  1. 200 B. 201 C. 300     D. 100

Câu 2: Kết quả của phép tính 547.63 + 547.37?

  1. 54700 B. 5470 C. 45700     D. 54733

Câu 3: Tính tích 25.9676.4?

 1000.9676 B. 9676 + 100

  1. 9676.100 D. 9676.10

Câu 4: Tính tích 25.9676.4?

 1000.9676 B. 9676 + 100

  1. 9676.100 D. 9676.10

Câu 5:Tính nhanh 125.1975.4.8.25?

  1. 1975000000 B. 1975000 C. 19750000     D. 197500000

Câu 6: Tính tổng 1 + 2 + 3 + .... + 2018 bằng?

 4074342 B. 2037171 C. 2036162     D. 2035152

Câu 7: Không tính giá trị cụ thể, hãy so sánh A = 1987657.1987655 và B = 1987656.1987656 

  1. A > B B. A < B C. A ≤ B     D. A = B

Câu 7:Tổng 1 + 3 + 5 + 7 + .... + 97 có

  1. Số có chữ số tận cùng là 7. B. Số có chữ số tận cùng là 2 
  1. Số có chữ số tận cùng là 3. D. Số có chữ số tận cùng là 1.

Câu 9:Tìm số tự nhiên x thỏa mãn (x - 4).1000 = 0

  1. x = 4 B. x = 3 C. x = 0     D. x = 1000

Câu 10:Số tự nhiên nào dưới đây thỏa mãn 2018.(x - 2018) = 2018

  1. x = 2017 B. x = 2018
  1. x = 2019 D. x = 2020
  2. RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI DẠY

................................................................................................................................

................................................................................................................................

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án toán 6

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án phát triển năng lực toán 6, giáo án ngữ toán 6 5 hoạt động, giáo án toán 6 5 bước

Tải giáo án:

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều