Giáo án PTNL bài Luyện tập (tiếp)
Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Luyện tập (tiếp). Bài học nằm trong chương trình toán 6 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Tuần 2
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 8: LUYỆN TẬP (TIẾP)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Kiến thức:
- Tiếp tục củng cố cho học sinh biết cách vận dụng các tính chất của phép nhân và phép cộng để giải nhanh nhiều bài tập.
- Làm quen với một tính chất mới: Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép trừ:
a(b - c) = ab - ac.
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng cho HS biết vận dụng máy tính bỏ túi để giải nhanh các tổng, tích nhiều số.
- Thái độ
- Yêu thích môn học, hăng hái phát biểu xây dựng bài.
- Định hướng năng lực được hình thành
- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt : Tư duy logic, năng lực tính toán.
II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM
- Rèn kĩ năng vận dụng các tính chất của phép nhân
- Mở rộng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép trừ
III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM
- Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ
IV.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1.GV: Máy tính bỏ túi FX 570, bảng phụ.
2. HS: Máy tính bỏ túi FX 570, giấy nháp, bảng nhóm.
V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1 . Ổn định lớp
2 . Bài mới
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Nội dung chính | |||
HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU - Mục tiêu: HS biết được cách tính nhanh và sử dụng máy tính - Phương pháp: đàm thoại, vấn đáp - Thời gian: 3 phút | |||||
- GV nêu yêu cầu kiểm tra bài cũ: * Kiểm tra: : Tính nhanh: a) 5 . 25 . 2 . 16 . 4 = ? b) Tìm x, biết: 23 . (42 – x) = 23 * Đặt vấn đề: Ở giờ trước chúng ta đã luyện tập về các tính chất của phép cộng và phép nhân và làm quen với máy tính bỏ túi. Hôm nay chúng ta sẽ vận dụng các kiến thức đó để giải một số bài tập nâng cao hơn, những bài tập mở rộng về tính chất của phép cộng và phép nhân. |
a) 5 . 25 . 2 . 16 . 4 = (5.2). (25.4). 16 = 10. 100. 16 = 1000. 16 = 16000 b) 23 . (42 – x) = 23 42 – x = 23 : 23 42 – x = 1 x = 42 – 1 x = 41 | ||||
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI - Mục tiêu: + HS làm quen với một tính chất mới: Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép trừ: a(b - c) = ab – ac và vận dụng giải bài toán tính nhanh cơ bản. + Học sinh vận dụng linh hoạt các tính chất của phép nhân trong giải bài tập. - Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, thuyết minh, đàm thoại, hoạt động nhóm - Thời gian: 35 phút | |||||
Hoạt động 1: Rèn kĩ năng vận dụng các tính chất của phép nhân (20’) - GV: Yêu cầu HS đọc đề bài bài 35/ SGK và tính nhẩm các tích bằng nhau.
- GV: Hướng dẫn HS bài toán mẫu trong bài 36/SGK bằng hai cách. - GV: Yêu cầu HS làm theo nhóm nhỏ hai em cùng bàn.
- GV: Chốt: + Để vận dụng tính chất giao hoán kết hợp của phép nhân ta cần suy nghĩ: 25 . 12 thì 12 viết thành tích hai thừa số bằng nhiều cách nhưng nhanh nhất là 12 = 4 . 3. + Để vận dụng được tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng trong tính nhanh, ta cần viết một thừa số dưới dạng tổng nhưng phải chọn cách viết nhanh nhất.
|
- HS: Trả lời bằng miệng.
- HS: Nắm được cách làm để tính nhẩm 2 câu a, b. - HS: Làm bài: Tổ 1, 2: câu a. Tổ 3, 4: câu b.
- HS lắng nghe. | Bài 35: Các tích bằng nhau: 15 . 2 . 6 = 5 . 3 . 12 = 15 . 3 . 4 4 . 4 . 9 = 8 . 18 = 8 . 2 . 9 Bài 36: 45 . 6 = 45 . (2 . 3) = (45 . 2) . 3 = 90 . 3 = 270 45 . 6 = (40 + 5) . 6 = 6 . 40 + 6 . 5 = 240 + 30 = 270 a) 15 . 4 = 15.(2 . 2) = (15 . 2).2 = 30.2 = 60 15 . 4 = (10 + 5) . 4 = 10 . 4 + 5 . 4 = 40 + 20 = 60 b) 25 . 12 = 25 . (3 . 4) = (25 . 4) . 3 = 100 . 3 = 300 25 . 12 = (20 + 5) . 12 = 20 . 12 + 12 . 5 = 240 + 60 = 300 125 . 16 = 125 . (8 . 2) = (125 . 8) . 2 = 1000 . 2 = 2000 125 .16 = (100 + 25).16 = 100.16 + 25.16 = 1600.400 = 2000 | |||
Hoạt động 2: Mở rộng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép trừ (15p) - GV: Để tính nhanh bài 37 ta vận dụng tính chất sau đây: a(b - c) = ab - ac. Vậy với 19 ta cần viết dưới dạng b – c là gì ? - GV cho HS tìm hiểu ví dụ theo nhóm đôi rồi gọi 3 HS lên bảng, mỗi HS làm một ý bài 37. | - HS suy nghĩ và đề xuất ý kiến.
- HS tìm hiểu ví dụ theo nhóm đôi rồi 3 HS lên bảng trình bày
| Bài 37: Tính nhẩm: 16 . 19 = 16.(20 – 1) = 16.20 –16 = 320 – 16 =304 46 . 99 = 46 . (100 – 1) = 46 . 100 – 46 = 4600 – 46 = 4554 35 . 98 = 35 . (100 – 2) = 35 . 100 – 35 . 2 = 3500 – 70 = 3430 | |||
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: củng cố lại kiến thức - Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, thuyết minh, đàm thoại, hoạt động nhóm - Thời gian: 3 phút | |||||
? Nêu lại các tính chất đã sử dụng ở các bài tập trên. -Gv giao nhiệm vụ về nhà cho HS. - HS phát biểu - Làm bài tập: 39, 40 SGK và chuẩn bị cho tiết sau | - HS trả lời và làm bài tập |
| |||
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG - Mục tiêu: + HS hệ thống được các kiến thức trọng tâm của bài học. + GV hướng dẫn và giao nhiệm vụ về nhà cho HS - Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại - Thời gian: 2 phút | ||
* Củng cố: GV gọi HS nhắc lại cách làm bài vừa thực hiện trong các bài tập ở trên. - GV hướng dẫn và giao nhiệm vụ về nhà cho HS. | - HS phát biểu
- HS lắng nghe, ghi chú | * Hướng dẫn học và chuẩn bị bài - Học thuộc các tính chất của phép cộng và phép nhân đã học. - Làm bài tập: 39, 40 SGK và chuẩn bị cho tiết sau.
|
- RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI DẠY
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án toán 6
Tải giáo án:
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức