Giáo án PTNL bài Tập hợp. Phần tử của tập hợp

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Tập hợp. Phần tử của tập hợp. Bài học nằm trong chương trình toán 6 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Giáo án PTNL bài Tập hợp. Phần tử của tập hợp

Tuần 1

Ngày soạn:

Ngày dạy:

CHƯƠNG I :  ÔN TẬP VÀ BỔ TÚC VỀ SỐ TỰ NHIÊN

TIẾT 1 - §1. TẬP HỢP – PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

- HS được làm quen với khái niệm tập hợp thông qua các ví dụ về tập hợp, nhận biết được một đối tượng cụ thể thuộc hay không thuộc một tập hợp cho trước.

- HS biết thường có hai cách để viết một tập hợp.

  1. Kĩ năng

- HS biết dùng các thuật ngữ tập hợp, phần tử của tập hợp.

- HS biết cách viết một tập hợp theo cách diễn đạt bằng lời của bài toán, biết dùng các kí hiệu  (thuộc), (không thuộc).

  1. Thái độ

- Yêu thích môn học, hăng hái phát biểu xây dựng bài.

  1. Định hướng năng lực được hình thành

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy logic, năng lực tính toán.

  1. NỘI DUNG TRỌNG TÂM

- Các ví dụ về tập hợp

- Cách viết. Các kí hiệu tập hợp

III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM       

- Nêu và giải quyết vấn đề, trực quan nêu vấn đề, thực hành, hoạt động nhóm.

  1. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
  2. Giáo viên : Giáo án, SGK, đồ dùng học tập, phấn màu, bảng phụ ghi nội dung bài luyện tập.
  3. Học sinh : Đọc trước bài, SGK, đồ dùng học tập
  4. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC

1 . Ổn định lớp (1 phút)

2 . Kiểm tra bài cũ (3 phút)

  1. Bài mới.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung chính

HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

- Mục tiêu:  Giới thiệu nội dung của chương I

- Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp

- Thời gian: 5 phút

- Giới thiệu nội dung của chương I như SGK:

“ Các kiến thức về số tự nhiên là chìa khóa để mở  vào thế giới của các con số. Trong chương I, bên cạnh việc hệ thống hóa các nội dung về STN đã học ở Tiểu học, còn thêm nhiều nội dung mới: phép nâng lên lũy thừa, số nguyên tố và hợp số, ước chung và bội chung. Những kiến thức nền móng và quan trọng này, sẽ mang đến cho chúng ta nhiều hiểu biết mới mẻ và thú vị.”

- GV giới thiệu bài mới.

- Kiểm tra đồ dùng học tập sách vở cần thiết cho bộ môn.

- Lắng nghe và xem qua SGK.

- Ghi đầu bài.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu:  

+ HS được làm quen với khái niệm tập hợp thông qua các ví dụ về tập hợp

+ HS biết dùng các thuật ngữ tập hợp, phần tử của tập hợp.

+ HS  biết có hai cách viết một tập hợp, biết dùng các kí hiệu (thuộc), (không thuộc).

- Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, thuyết minh, đàm thoại, trực quan, thảo luận nhóm, thực hành.

- Thời gian: 25 phút

Hoạt động 1: Tìm hiểu các ví dụ

- GV: Hãy quan sát hình 1 SGK

? Trên bàn có gì?

- GV : Ta nói sách, bút là tập hợp các đồ vật đặt trên bàn.

- GV lấy một số ví dụ về tập hợp ngay trong lớp học.

- Cho HS đọc ví dụ SGK.

- Cho HS tự lấy thêm ví dụ tập hợp ở trong trường, gia đình.

-HS: Trên bàn có

sách bút.

- Lắng nghe GV giới thiệu về tập hợp.

- Xem ví dụ SGK.

- Tự lấy ví dụ tập hợp trong trường và ở gia đình.

1.Các ví dụ

- SGK

- Tập hợp :

+ Những chiếc bàn trong lớp.

+ Các cây trong trường.

+ Các ngón tay trong bàn tay.

Hoạt động 2: Cách viết

- GV nêu qui ước đặt tên tập hợp : Người ta thường đặt tên tập hợp bằng chữ cái in hoa.

- GV giới thiệu cách  viết tập hợp

? Nêu VD tập hợp A.

- Cho đọc SGK cách  viết tâp hợp B các chữ cái a, b,c.

? Hãy  viết tập hợp C sách bút ở trên bàn (h.1)?

 

? Hãy cho biết các phần tử tập hợp C?

- Nghe GV giới thiệu.

 

- viết theo GV.

 

- Đọc ví dụ  SGK.

 

HS lên bảng  viết tập hợp C sách bút trên bàn (h1).

-Trả lời các phần tử của C

2. Cách viết. Các kí hiệu

-Tên tập hợp: chữ cái in hoa.

       A, B, C,……..

- Cách viết 1: Liệt kê

 VD:

  *A = {1;2;3;0} với 0;1;2;3

    là các phần tử của tập hợp A

  *B =  { a, b, c }

  *C= {sách,bút} (hình 1)

với sách, bút là phần tử của C.

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu kí hiệu

- GV giới thiệu tiếp các kí hiệu  ;.

? 1 có phải là phần tử của tập hợp A không?

GV giới thiệu cách  viết kí hiệu.

Tương tự hỏi với 6 ?

- Làm BT1, 2 điền  ô trống và chỉ ra cách  viết đúng,sai.

- Chốt lại cách đặt tên, kí hiệu, cách  viết tập hợp.

- GV yêu cầu đọc chú ý 1

- Giới thiệu cách  viết tập hợp A bằng cách 2.

-Yêu cầu HS đọc phần đóng khung trong SGK.

- Giới thiệu cách minh hoạ tập hợp như  ( Hình 2)

- Cho làm ?1 ; ?2 theo hai nhóm đôi rồi đại diện HS lên bảng trình bày kết quả.

 

 

-Nghe tiếp các kí hiệu.

- 1 có là phần tử của A.

- 6 không là phần tử của A.

-  viết theo GV.

-Lên bảng điền ô trống.

-………...  chỉ ra đúng, sai.

- Đọc chú ý 1.

-  viết theo GV.

- Đọc phần đóng khung SGK

- Nghe và vẽ theo GV.

- Làm ?1; ?2  theo nhóm.

- Đại diện nhóm lên bảng chữa bài.

Kí hiệu:

*1 Î A đọc 1 thuộc A.

*6 Ï A đọc 6 không thuộc A. +BT1: Điền vào ô trống.

1       A; a      A;        Π C

BT2:    a Π A      ;   7 Ï A

* Chú ý : SGK

Cách  viết 2: Chỉ  ra t/c đặc trưng cho các phần tử  của tập hợp đó.

    A = {x Π N / x < 4 }

N là tập hợp các số tự nhiên.

- M.hoạ

         

        

 

?1. Tập hợp D các số tự nhiên nhỏ hơn 7

C1 :

C2 :

?2.          

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: HS biết được một số tập hợp, sử dụng thành thạo các kí hiệu.

- Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, thuyết minh, đàm thoại.

- Thời gian: 3 phút

GV:

? Đặt tên tập hợp n.t.nào?

? Có những cách nào  viết tập hợp?

- HS làm bài tập trong bảng phụ

- Hoạt động nhóm :

Yêu cầu làm  BT 3;5 (SGK-6).

-Yêu cầu làm vào vở bài tập GV ghi trên bảng phụ. 

- HS: Trả lời miệng các câu hỏi của giáo  viên.

- HS làm bài tập trong bảng phụ

- HS hoạt động nhóm, đại diện 1 nhóm trình bày, các nhóm khác chấm chéo bảng phụ

Bài 3 (SGK- 6 )

x ÏA; y Î B ;b ÏA ;  b Î B

Bài 5 (SGK-6)

a) A= { th.tư, th.năm, th.sáu}

b) B = {th.tư, th.sáu, th.chín, th.mười một}

 

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu:  HS hệ thống được kiến thức trọng tâm của bài học và vận dụng được kiến thức trong bài học vào giải bài toán cụ thể.

- Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, thuyết minh, đàm thoại, hoạt động nhóm….

- Thời gian: 8 phút

Chia lớp làm các nhóm (2 bàn / 1 nhóm.

Nhóm 1: Làm ?1

Nhóm 2: Làm bài tập 1/SGK/6

Yêu cầu viết tập hợp bằng 2 cách.

GV nhận xét bài làm các nhóm, bổ sung.

GV có thể hướng dẫn HS một cách viết tập hợp khác:

Yêu cầu 1 học sinh làm ?2

GV nhận xét, lưu ý:

Lưu ý vì mỗi phần tử của tập hợp chỉ liệt kê 1 lần nên tập hợp đó là đúng.

Giáo viên yêu cầu học sinh minh họa tập hợp ở ?2 bằng vòng tròn kín (sơ đồ ven)

 

 

HS hoạt động nhóm làm bài

 

 

 

 

 

HS dưới lớp làm vào vở.

 

HS lên bảng làm ?2, HS dưới lớp làm vào vở

HS vẽ sơ đồ Ven

 

?1:

Hoặc

 ;

Bài tập 1/6

Hoặc

 ;

 

 

 

 

 

 

?2:

HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG

- Mục tiêu:  Học sinh vận dụng kiến thức thực tế vào giải bài toán

- Phương pháp dạy học: vấn đáp, thuyết trình

- Thời gian: 2 phút

- Tự lấy hai ví dụ về tập hợp, nắm chắc hai cách  viết một tập hợp: Liệt kê các phần tử của tập hợp và chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó.

- BTVN 1; 2; 4 (SGK/6).

- Đọc trước bài : Tập hợp các số tự nhiên

           

HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM BÀI 1

Câu 1: Các viết tập hợp nào sau đây đúng?

  1. A = [1; 2; 3; 4]
  2. A = (1; 2; 3; 4)
  3. A = 1; 2; 3; 4
  4. A = {1; 2; 3; 4}

Câu 2: Cho B = {2; 3; 4; 5}. Chọn đáp án sai trong các đáp án sau?

  1. 2 ∈ B
  2. 5 ∈ B
  3. 1 ∉ B
  4. 6 ∈ B

Câu 3: Viết tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 5 và nhỏ hơn 10.

  1. A = {6; 7; 8; 9}
  2. A = {5; 6; 7; 8; 9}
  3. A = {6; 7; 8; 9; 10}
  4. A = {6; 7; 8}

Câu 4: Viết tập hợp P các chữ cái khác nhau trong cụm từ: “HOC SINH”

  1. P = {H; O; C; S; I; N; H}
  2. P = {H; O; C; S; I; N}
  3. P = {H; C; S; I; N}
  4. P = {H; O; C; H; I; N}

Câu 5: Viết tập hợp A = {16; 17; 18; 19} dưới dạng chỉ ra tính chất đặc trưng

  1. A = {x|15 < x < 19}
  2. A = {x|15 < x < 20}
  3. A = {x|16 < x < 20}
  4. A = {x|15 < x ≤ 20}

Câu 6: Cho tập hợp A = {1; 2; 3; 4} và tập hợp B = {3; 4; 5}. Tập hợp C gồm các phần tử thuộc tập A nhương không thuộc tập hợp B là?

  1. C = {5}
  2. C = {1; 2; 5}
  3. C = {1; 2}
  4. C = {2; 4}

Câu 7: Cho tập hợp A = {1; 2; 3; 4} và tập hợp B = {3; 4; 5}. Tập hợp C gồm các phần tử thuộc tập A lẫn tập hợp B là?

  1. C = {3; 4; 5}
  2. C = {3}
  3. C = {4}
  4. C = {3; 4}

Câu 8: Cho hình vẽ

Tập hợp D là?

  1. D = {8; 9; 10; 12}
  2. D = {1; 9; 10}
  3. D = {9; 10; 12}
  4. D = {1; 9; 10; 12}

Câu 9: Tập hợp A = {x|22 < x ≤ 27} dưới dạng liệt kê các phần tử là?

  1. A = {22; 23; 24; 25; 26}
  2. A = {22; 23; 24; 25; 26; 27}
  3. A = {23; 24; 25; 26; 27}
  4. A = {23; 24; 25; 26}

Câu 10: Tập hợp P gồm các số tự nhiên lớn hơn 50 và không lớn hơn 57. Kết luận nào sau đây sai?

  1. 55 ∈ P
  2. 57 ∈ P
  3. 50 ∉ P
  4. 58 ∈ P
  5. RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI DẠY

................................................................................................................................

................................................................................................................................

 

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án toán 6

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án phát triển năng lực toán 6, giáo án ngữ toán 6 5 hoạt động, giáo án toán 6 5 bước

Tải giáo án:

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều