Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 13: Ước và bội. Bài học nằm trong chương trình Toán 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
ƯỚC VÀ BỘI
I. MỤC TIÊU
Qua bài này giúp học sinh:
1. Kiến thức: HS phát biểu được định nghĩa ước và bội của một số, viết được kí hiệu tập hợp các ước, các bội của một số.
2. Kỹ năng:
- Học sinh biết kiểm tra một số có hay không là ước hoặc bội của một số cho trước, biết tìm ước và bội của một số cho trước trong các trường hợp đơn giản.
- HS viết được kí hiệu tập hợp các ước, các bội của một số.
- Học sinh biết xác định ước và bội trong các bài toán thực tế đơn giản.
3. Thái độ:
Học sinh hào hứng trong tiết học, hăng hái phát biểu xây dựng bài, có lòng yêu thích bộ môn.
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
- Năng lực:Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, tư duy logic
- Phẩm chất: Tự tin, tự chủ
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, SGV, phấn màu, bảng phụ
2. Học sinh: Đồ dùng học tập;học bài và làm bài ở nhà, đọc trước bài
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. (1 phút)
2. Nội dung:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
A. Hoạt động khởi động (thời gian 4 phút)
Mục tiêu: HS được ôn lại phép chia hết, viết tập hợp
Phương pháp: Gợi mở, giải quyết vấn đề
HS1 : Tìm xem 12 chia hết cho những số tự nhiên nào ?
Viết tập hợp A các số tự nhiên vừa tìm được.
HS2: Tìm xem những số tự nhiên nào chia hết cho 3 ?
Viết tập hợp B các số tự nhiên vừa tìm được 2 hs lên bảng A = {1; 2; 3; 4; 6; 12}
B = {0; 3; 6; 9; 12; 15;...}
B. Hoạt động hình thành kiến thức. (thời gian 27 phút)
Hoạt động 1: Ước và bội (thời gian 12 phút)
Mục tiêu:Hiểu và biết thế nào là Ước và Bội của một số.
Phương pháp:Gợi mở vấn đáp, thuyết minh, đàm thoại, hoạt động cá nhân, cặp đôi.
GV: Nhắc lại: Khi nào thì số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b khác 0?
GV yêu cầu hoạt động nhóm đôi tìm hiểuphần 1/ SGK/43
GV gọi đại diện nhóm trình bày nội dung vừa tím hiểu
GV nhận xét và chốt kiến thức
GV: Nếu a b thì ta nói a là bội của b, còn b là ước của a
Củng cố:
GV: Cho HS hoạt động cá nhân làm ?1 SGK.
Số 18 có là bội của 3 không ? Có là bội của 4 không ?
Số 4 có là ước của 12 ? Là ước của 15 ?
Nếu có số tự nhiên q sao cho: a = b . q
Đại diện một nhóm, trình bày nội dung tìm hiểu phần 1/ SGK/43. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
HS: Trả lời và giải thích lí do
1. Ước và bội
* Định nghĩa: SGK
a là bội của b
a b<=>
b là ước của a
?1
- Số 18 là bội của 3 (vì 18 3)
- Số 18 không là bội của 4
(vì 18 3)
- Số 4 là ước của 12 (vì 12 4)
- Số 4 không là ước của 15
(vì 15 4)
Hoạt động 2: Cách tìm ước và bội (thời gian 15 phút)
Mục tiêu: Học sinh biết cách tìm ước và bội.
Phương pháp: Gợi mở vấn đáp, thuyết minh, đàm thoại.
HS hoạt động cặp đôi nghiên cứu ví dụ 1(3’)
-Để tìm các bội của 7 ta làm ntn ?
- Nêu nhận xét cách tìm bội của một số khác 0
Củng cố: Làm ?2
GV: Hướng dẫn HS
- Trước tiên ta tìm B(8) = {0; 8; 16...}
- Vì x B(8) và x < 40
Nên: x {0; 8; 16; 24; 32}
HS hoạt động cặp đôi nghiên cứu ví dụ 2 (3’)
- Để tìm các ước của 8 ta làm thế nào?
- Nêu cách tìm ước của một số ?
Củng cố: GV y/c HS làm?3; ?4 theo nhóm.
- GV nhận xét, đánh giá Nêu các chú ý về ước và bội của số 1.
GV: Yêu cầu HS tìm B (0) = ? và Ư(0) = ?
Nêu các chú ý về ước và bội của số 0
GV: Chính xác hóa và ghi bảng HS: đại diện nhóm trình bày
HS: Đọc phần in đậm /tr44 SGK.
HS: Đọc phần in đậm /tr44 SGK
- HS hoạt động nhóm theo 2 nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày.
HS: Thực hiện và trả lời tại chỗ 2. Cách tìm ước và bội
a) Cách tìm bội.
* Kí hiệu tập hợp các bội của a là: B(a)
Ví dụ 1: Tìm các bội nhỏ hơn 30 của 7
Ta có: B(7) ={0; 7; 14; 21; 28; 35; …}
Vậy các bội nhỏ hơn 30 của 7 là: 0; 7; 14; 21; 28
* Cách tìm các bội của 1 số khác 0:
Ta lấy số đó nhân lần lượt với 0; 1; 2; 3;...
?2: Ta có
B(8) = {0; 8; 16; 24; 32; 40; 48; …}
Mà x B(8) và x < 40
=> x {0; 8; 16; 24; 32}
b) Cách tìm ước:
* Kí hiệu tập hợp các ước của a là: Ư(a)
Ví dụ 2: Ư(8) = {1; 2; 4; 8}
* Cách tìm các ước của 1 số:
Ta lấy số đó chia lần lượt cho các STN từ 1 đến chính nó. Mỗi phép chia hết cho ta 1 ước.
*?3:
Ư(12) = {1; 2; 3; 4; 6; 12}
* ?4:
Ư(1) = {1}
B(1) = {0; 1; 2; 3; 4; …..}
Hay B(1) = N
* Chú ý:
- Số 1 chỉ có một ước là chính nó.
- Số 1 là ước của bất kỳ số TN nào.
- Số 0 là bội của mọi số TN khác 0.
- Số 0 không là ước của bất kỳ số TN nào
C. Hoạt động luyện tập ( thời gian 6 phút)
Mục tiêu: HS giải được các bài tập đơn giản
Phương pháp: hđ cá nhân, nhóm
GV đưa ra bảng phụ yêu cầu HS làm bài tập: Cho biết a.b = 40 (a, b N*); x = 8.y (x,y N*)
Điền vào chỗ trống cho đúng :
a là .......... của . ........
b là .......... của ..........
x là .......... của ..........,
y là .......... của ..........
HS hoạt động cặp đôi làm bài 111- sgk/44
Gọi đại diện nhóm trả lời
GV nhận xét
HS đứng tại chỗ trả lời
a là ước của 40
b là ước của 40
x là bội của y
y là ướccủa x
Bài 111 (sgk/44)
a) Tìm các bội của 4 trong các số 8, 14, 20, 25.
(Đáp án: Các số 8;20 là bội của 4)
b) Viết tập hợp các bội của 4 nhỏ hơn 30.
(Đápán:{0;4;8;12;16;20;29;28})
c) Viết dạng tổng quát các số là bội của 4.
(Đáp án: 4k với k N)
D. Hoạt động vận dụng ( thời gian 5 phút)
Mục tiêu: biết cách tìm ước và bội của một số thỏa mãn điều kiện cho trước
Phương pháp: HĐ nhóm
HS làm bài 113a, d
GV gọi đại diện 2 nhóm treo bảng
GV gọi các nhóm còn lại nhận xét
GV nhận xét, sửa sai nếu có HS suy nghĩ, hoạt động nhóm, treo bảng nhóm
HS nhận xét
HS nghe và ghi chép Bài 113 a, d(sgk/44)
Tìm x N sao cho:
a) x B(12) và 20 x 50
Ta có B(12) = {0; 12; 24; 36; 48; 60; …}
Mà x B(12) và 20 x 50 => x { 24; 36; 48}
d) 16 x => x Ư(16) = {1; 2; 4; 8; 16}
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng (thời gian 2 phút)
Mục tiêu: Học sinh chủ động làm các bài tập về nhà để củng cố kiến thức đã học ở tiết học.
Phương pháp: Ghi chép
- Học kỹ cách tìm ước và bội
- Làm bài tập 112; 113b,c; 114 (SGK-45)
- Chuẩn bị bài mới
Hs ghi chép vào vở