Giáo án PTNL bài Tìm giá trị phân số của một số cho trước
Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Tìm giá trị phân số của một số cho trước. Bài học nằm trong chương trình toán 6 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
TUẦN
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 94 : TÌM GIÁ TRỊ PHÂN SỐ CỦA MỘT SỐ CHO TRƯỚC.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Kiến thức:
- HS phát biểu được quy tắc tìm giá trị phân số của một số cho trước và nhận biết được bài toán tìm giá trị phân số của một số cho trước.
- Kỹ năng:
- HS vận dụng được qui tắc đó để tìm giá trị phân số của một số cho trong một số bài toán thực tiễn.
- Thái độ:
- HS có thái độ tích cực, tự giác, chủ động trong tiết học.
- HS thấy được sự gần gũi giữa toán học và thực tiễn, từ đó thêm yêu thích môn học.
- Định hướng năng lực được hình thành:
-Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực chuyên biệt: năng lực tính toán, tư duy logic.
II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM
- Tìm giá trị phân số của một số cho trước
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRỌNG TÂM DẠY HỌC TRỌNG TÂM
Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ.
IV. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1.Giáo viên: SGK, SGV, phấn màu, bảng phụ.
2. Học sinh: Đọc trước bài, SGK, đồ dùng học tập.
V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1 . Ổn định lớp
2 . Bài mới
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Nội dung chính |
|||
Hoạt động mở đầu - Mục tiêu: Học sinh ôn tập lại kiến thức về phéo nhân phân số. - Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, thuyết minh, đàm thoại. - Thời gian: 5 phút |
|||||
- GV treo bảng phụ: Điền số thích hợp vào ô trống trong sơ đồ sau để làm phép nhân . - Qua đó hãy điền những từ thích hợp vào chỗ trống. Khi nhân một số với một phân số ta có thể: Nhân số này với … rồi lấy kết quả… Hoặc chia số này cho …rồi lấy kết quả … |
Khi nhân một số với một phân số ta có thể: Nhân số này với tử rồi lấy kết quả chia cho mẫu Hoặc chia số này cho mẫu rồi lấy kết quả nhân với tử. |
||||
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI - Mục tiêu: + Học sinh phát biểu được quy tắc tìm giá trị phân số của một số cho trước. + Học sinh theo dõi ví dụ, để biết cách tìm giá trị phân số của một số cho trước. - Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, thuyết minh, đàm thoại. - Thời gian: 35 phút |
|||||
Hoạt động 1: Ví dụ (10’) - GV gọi một HS đọc ví dụ. Hãy cho biết đầu bài cho ta biết điều gì và yêu cầu ta làm gì?
- Muốn tìm số HS lớp 6A thích đá bóng, ta phải tìm của 45 HS . muốn vậy ta phải nhân 45 với . - GV yêu cầu HS tự làm tiếp ví dụ và làm ?1. - GV giới thiệu: Cách làm đó chính là tìm giá trị phân số của một số cho trước. Vậy muốn tìm giá trị phân số của một số cho trước ta làm thế nào? Muốn tìm của một số b cho trước ta làm thế nào? |
- HS đọc ví dụ (SGK) Tổng số HS là 45. số hs thích đá bóng. 60% hs thích đá cầu. thích bóng bàn. thích bóng chuyền - HS quan sát, lắng nghe.
- HS tính số HS thích đá cầu, bóng bàn, bóng chuyền của lớp 6A
- HS suy nghĩ trả lời. |
1. Ví dụ
Giải. Số HS thích đá bóng của lớp 6A là: 45. = 30 (HS) Số HS thích đá cầu lớp 6A : 45. 60% = 27 (HS) Số HS thích bóng bàn là: 45. = 10 (HS) Số HS thích bóng chuyền là: 45 . = 12 (HS) |
|||
Hoạt động 3: Quy tắc - GV gọi 1 HS đọc qui tắc SGK
- GV lưu ý HS bài toán trên cũng nhắc nhở chúng ta ngoài Việc học tập cần tham gia TDTT để khoẻ hơn.
* GV cho HS làm ?2. Tìm a) Tìm của 76 cm b) 62,5% của 96 tấn. c) 0,25 của 1 giờ |
- HS: Muốn tìm giá trị phân số của một số cho trước, ta lấy số cho trước nhân với phân số đó. - HS đọc lại qui tắc trong SGK.
- HS lên bảng làm bài tập .
|
2. Quy tắc * Quy tắc: (SGK-51)
?2. Tìm a) .76 = 57 cm b) 62,5% . 96 = 60 tấn c) 0,25 .1 = giờ=15 phút |
|||
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: Học sinh luyện tập bài toán tìm giá trị phần trăm của một số cho trước. - Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, thuyết minh, đàm thoại. - Thời gian: 5 phút |
|||||
Bài 116 (SGK-51) Hãy so sánh 16% của 25 và 25% của 16. dựa vào nhận xét đó tính nhanh: a) 84% của 25 b) 48% của 50 ? Nêu cách so sánh ? GV hướng dẫn: 16% của 25 chính là , còn 25% của 16 chính là . vậy - Nghĩa là muốn tính 16% của 25, ta chỉ Việc tính 25% của 16. |
- 2 HS lên bảng làm
- HS nhận xét |
Bài 116 (SGK-51) 16%.25 = 25% . 16 = 4 a) 25.84% = 25%.84 = = 21 b) 50.48% = 50%.48 = = 24 |
|||
GV treo bảng phụ ghi Bài 115 (SGK-51). Tìm a) của 8,7 b) của c) của 5,1 d) của |
- HS 1 làm ý a
- HS 2 làm ý b
- HS 3 làm ý c
- HS 4 làm ý d |
Bài 115 (SGK-51) a) . 8,7 = 5,8 b) . = c) . 5,1 = 11,9 d) . = |
|||
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: Học sinh hiểu được cách sử dụng máy tính bỏ túi để thao tác tính toán. - Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, thuyết minh, đàm thoại. - Thời gian: 3 phút |
|||||
GV hướng dẫn HS sử dụng máy tính bỏ túi để tính giá trị phân số của một số cho trước. ( Như ví dụ bài 120 SGK) Bạn Lan có 45 cái kẹo,Lan cho bạn Hải số kẹo , cho bạn Mai 20% số kẹo của mình.Hỏi mỗi bạn có bao nhiêu cái kẹo? GV cho HS thực hiện |
HS nghiên cứu sử dụng máy tính để tính giá trị phân số của một số cho trước. |
|
|||
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: Học sinh được hướng dẫn cụ thể phần chuẩn bị bài ở nhà. - Phương pháp dạy học: thuyết trình - Thời gian: 2 phút |
|||||
GV hướng dẫn hs chuẩn bị bài ở nhà Em hãy tìm hiểu qua tài liệu, qua Internet: Một quả trứng gà thường nặng khoảng bao nhiêu gam;mỗi thành phần của nó như vỏ, lòng trắng, lòng đỏ chiếm bao nhiêu phần trăm khối lượng của nó và tác dụng của trứng gà. |
HS ghi chép vào trong vở
|
Học kĩ lí thuyết. Làm bài tập 117, 118, 119, 120, 121 SGK Xem các bài tập phần luyện tập |
|||
HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Khánh có 45 cái kẹo. Khánh cho Linh 2/3 số kẹo đó. Hỏi Khánh cho Linh bao nhiêu cái kẹo?
- 30 cái kẹo B. 36 cái kẹo C. 40 cái kẹo D. 18 cái kẹo
Câu 2: Biết 3/5 số học sinh giỏi của lớp 6A là 12 học sinh . Hỏi lớp 6A có bao nhiêu học sinh giỏi?
- 12 học sinh giỏi B. 15 học sinh giỏi
- 14 học sinh giỏi D. 20 học sinh giỏi
Câu 3: Tìm chiều dài cuả một đoạn đường, biết rằng 4/7 đoạn đường đó dài 40km
- 75km B. 48km C. 70km D. 80km
Câu 4: Lớp 6A có 45 học sinh, trong đó 2/3 số học sinh thích đá bóng, 60% thích đá cầu, 2/9 thích chơi bóng bàn và 4/15 số học sinh thích chơi bóng chuyền. Tính số học sinh lớp 6A thích chơi đá bóng.
A.30 B.27 C.10 D.12
Câu 5:Lớp 6A có 45 học sinh, trong đó 2/3 số học sinh thích đá bóng, 60% thích đá cầu, 2/9 thích chơi bóng bàn và 4/15 số học sinh thích chơi bóng chuyền. Tính số học sinh lớp 6A thích chơi đá cầu
A.30 B.27 C.10 D.12
Câu 6: Lớp 6A có 45 học sinh, trong đó 2/3 số học sinh thích đá bóng, 60% thích đá cầu, 2/9 thích chơi bóng bàn và 4/15 số học sinh thích chơi bóng chuyền. Tính số học sinh lớp 6A thích chơi bóng bàn
A.30 B.27 C.10 D.12
Câu 7: Lớp 6A có 45 học sinh, trong đó 2/3 số học sinh thích đá bóng, 60% thích đá cầu, 2/9 thích chơi bóng bàn và 4/15 số học sinh thích chơi bóng chuyền. Tính số học sinh lớp 6A thích chơi bóng chuyền.
A.30 B.27 C.10 D.12
Câu 8: 2/5 của số a là 480. Vậy 12,5% của số a là?
- 50 B.100 C.150 D.200
Câu 9: Tuấn có 21 viên bi. Tuấn cho Dũng 37 số bi của mình. Hỏi Dũng được Tuấn cho bao nhiêu viên bi ?
A.6 B.9 C.12 D.15
Câu 10: Tuấn có 21 viên bi. Tuấn cho Dũng 37 số bi của mình.Tuấn còn lại bao nhiêu viên bi ?
A.6 B.9 C.12 D.15
- RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI DẠY
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án toán 6
Tải giáo án:
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức