Giáo án PTNL bài Ước chung. Ước chung lớn nhất
Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Ước chung. Ước chung lớn nhất. Bài học nằm trong chương trình toán 6 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
TUẦN 8
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 28. ƯỚC CHUNG. ƯỚC CHUNG LỚN NHẤT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Kiến thức:
- HS nắm được khái niệm ước chung, ước chung lớn nhất. Hiểu được khái niệm giao và kí hiệu giao của hai tập hợp.
- Kĩ năng:
- HS biết cách tìm ước chung của hai hay nhiều số. Rèn kĩ năng tìm ước, bội của một sô.
- Thái độ:
- Rèn luyện HS tính cẩn thận, chính xác khi làm bài tập.
- Định hướng năng lực được hình thành:
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực chuyên biệt: năng lực tính toán, tư duy logic.
II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM
- Ước chung
- Ước chung lớn nhất
III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM
Phương pháp đàm thoại, đối thoại, vấn đáp, thuyết minh, Hoạt động nhóm.
IV. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Giáo viên: nghiên cứu chương trình SGK, tài liệu tham khảo.
2. Học sinh: SGK, Vở ghi, ĐDHT, nghiên cứu §16 SGK, ôn các các kiến thức về ước và bội của một số, phân tích một số ra thừa số nguyên tố.
V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
- Ổn định lớp
- Bài mới
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Nội dung chính |
HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU - Mục tiêu: + HS nêu được cách tìm ước, bội của một số lớn hơn 1 + Biết cách tìm ước,bội của một số. - Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề. - Thời gian: 5 phút |
||
HS báo cáo kết quả nhiệm vụ giao về nhà. - GV: ta thấy số 1 và số 2 vừa là ước của 4 vừa là ước của 6, ta nói 1; 2 là ước chung của 4 và 6, vậy thế nào là ước chung của hai số tự nhiên, ta vào bài hôm nay - GV: ghi bài |
HS báo cáo nhiệm vụ giao về nhà những Việc đã làm và những Việc chưa làm được. |
|
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI - Mục tiêu: + HS nắm được khái niệm ước chung + HS biết cách tìm ước chung của hai hay nhiều số + HS nắm được khái niệm ước chung lớn nhất + HS nắm được khái niệm giao của hai tập hợp + HS biết cách tìm tập hợp giao, biết cách kí hiệu của giao của 2 tập hợp. - Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp - Thời gian: 37 phút |
||
Hoạt động 1: Tìm hiểu Ước chung (15’) - GV: lấy lại bài tập kiểm tra làm ví dụ, yêu cầu HS tìm Ư(8) - GV: giới thiệu ước chung của 4; 6
- GV: Từ ví dụ trên, em hãy cho biết ước chung của hai hay nhiều số là gì? - GV: Giới thiệu kí hiệu tập hợp các ước chung của 4 và 6 là ƯC(4,6). viết ƯC(4,6) = {1; 2} - GV: Lên viết tập hợp các ước chung của 4; 6 và 8? - GV: Nhận xét 1 và 2 có quan hệ gì với 4 và 6?.
- GV: Vậy xƯC(a,b) khi nào? - GV: Tương tự xƯC(a,b,c) nếu ax; bx; cx. ♦ Củng cố: Làm ?1. |
- HS: theo dõi GV giảng Ư(8) = {1; 2; 4; 8}
- HS: Đọc định nghĩa SGK.51.
- HS: ƯC(4,6,8) = {1; 2}
- HS: 4 và 6 đều chia hết cho 1 và 2. Hoặc đều là ước của 4 và 6. - HS: Khi a x và b x.
- HS: làm ?1 |
1. Ước chung * Ví dụ: Ư(4) = {1; 2; 4} Ư(6) = {1; 2; 3; 6} Ư(8) = {1; 2; 4; 8} * Định nghĩa: SGK. 51
Ký hiệu: ƯC(4,6) = {1; 2}
xƯC(a,b) nếu ax và bx. xƯC(a,b,c) nếu ax; bx; cx. * ?1 |
Hoạt động 2: Tìm hiểu Ước chung lớn nhất (15’) Yêu cầu Hs quan sát tập hợp ƯC(12; 30) ? Tìm số lớn nhất trong tập hợp ƯC(12; 30) ? GV: Thông báo 6 là ƯCLN của 12 và 30. ? Ước chung lớn nhất của hai hay nhiều số là gì? GV: Nhận xét và thông báo đó chính là định nghĩa. GV: Nêu kí hiệu ? Quan sát tập ƯC(12; 30) Và ƯCLN(12; 30) có nhận xét gì các số thuộc ƯC; ƯCLN GV: Nhận xét và chốt lại và đưa ra nhận xét. ? Tìm ƯCLN(4;1) ; ƯCLN(9;1) ƯCLN(12;30;1) ? Từ VD trên có nhận xét gì? Hãy giải thích ? ? ƯCLN(a;1)=?; ƯCLN(a;b;1)= ? GV: NX, chốt lại và đưa ra chú ý. |
ƯC(12; 30) là 6
- Là số lớn nhất trong tập hợp ƯC Hs: Đọc ĐN
ƯC(12; 30) đều là ước của ước chung lớn nhất.
- Hs nêu kết quả ƯCLN(4;1) = 1 ƯCLN(9;1) = 1 ƯCLN(12;30; 1) = 1 Hs đọc chú ý |
2. Ước chung lớn nhất VD: ƯC(12; 30) = {1;2;3;6} 6 là ƯC lớn nhất của 12 và 30
* Định nghĩa: (SGK-54) Kí hiệu :ƯCLN ƯCLN(12; 30) = 6
* Nhận xét:(SGK-54) Tất cả các ước chung của 12 và 30 (là 1, 2, 3, 6) đều là ước của ƯCLN(12,30).
*Chú ý :SGK - T55 ƯCLN(a; 1) = 1 ƯCLN(a; b; 1) = 1 |
Hoạt động 3: Chú ý - GV: Hãy quan sát ba tập hợp đã viết Ư(4); Ư(6); Ưc(4,6). Tập hợp ƯC(4,6) tạo thành bởi các phần tử nào của các tập hợp Ư(4) và Ư(6)? - GV: Giới thiệu tập hợp ƯC(4,6) là giao của hai tập Ư(4) và Ư(6). - Vẽ hình minh họa: như SGK. - Giới thiệu kí hiệu ∩. viết: Ư(4) ∩ Ư(6) = ƯC(4,6).
|
- HS: theo dõi GV giảng
|
3. Chú ý * Giao của 2 tập hợp là một tập hợp gồm các phần tử chung của 2 tập hợp đó. * Ký hiệu: Giao của 2 tập hợp A và B là: A ∩ B * Ví dụ 1: A = {a , b} B = {a , b , c , d} A ∩ B = {a , b} * Ví dụ 2: X = {1} Y = {2 , 3} X ∩ Y = |
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học - Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp... - Thời gian: 5 phút |
||
Câu 136: Trang 53 - sgk toán 6 tập 1 Viết tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 40 là bội của 6. Viết tập hợp B các số tự nhiên nhỏ hơn 40 là bội của 9. Gọi M là giao của hai tập hợp A và B. a) Viết các phần tử của tập hợp M. b) Dùng kí hiệu ⊂ để thể hiện quan hệ giữa tập hợp M với mỗi tập hợp A và B. |
- hs thảo luận và làm bài tập. |
Theo đề bài ta có: A = { 0, 6, 12, 18, 24, 30, 36 } B = { 0, 9, 18, 27, 36 } a) M là giao của hai tập hợp A và B => M = { 0, 18, 36 }. b) Mối quan hệ giữa M và A, B là: M ⊂ A ; M ⊂ B. |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: HS làm được bài tập vận dụng nâng cao - Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp... - Thời gian: 3 phút |
||
- Củng cố: + GV: yêu cầu HS làm bài tập 134a-d SGK. 53 + HS lên bảng làm bài. + GV nhận xét giờ học. |
|
|
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: HS được hướng dẫn chuẩn bị nội dung bài mới - Phương pháp dạy học: thuyết trình - Thời gian: 2 phút |
||
- Giao nhiệm vụ về nhà: + Nắm vững lý thuyết + Làm bài tập 135, 136 SGK. + Chuẩn bị bài tập cho tiết “Luyện tập” |
- HS theo dõi và ghi chép vào vở |
|
HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Số x là ước chung của số a và số b nếu:
- x ∈ Ư(a) và x ∈ B(b)
- x ⊂ Ư(a) và x ⊂ Ư(b)
- x ∈ Ư(a) và x ∈ Ư(b)
- x ∉ Ư(a) và x ∉ Ư(b)
Câu 2: Tìm ước chung của 9 và 15
- {1; 3} B. {0; 3} C. {1; 5} D. {1; 3; 9}
Câu 3: Viết các tập hợp Ư(6), Ư(20), ƯC(6, 20)
- Ư(6) = {1; 2; 3; 6}; Ư(20) = {1; 2; 4; 5; 10; 20}; ƯC(6, 20) = {1; 2}
- Ư(6) = {1; 2; 3; 6}; Ư(20) = {1; 2; 4; 5; 20}; ƯC(6, 20) = {1; 2}
- Ư(6) = {1; 2; 3}; Ư(20) = {1; 2; 4; 5; 10; 20}; ƯC(6, 20) = {1; 2}
- Ư(6) = {1; 2; 4; 6}; Ư(20) = {1; 2; 4; 20}; ƯC(6, 20) = {1; 2; 4}
Câu 4: Chọn câu trả lời sai
- 5 ∈ ƯC(55; 110) B. 24 ∈ BC(3; 4)
- 10 ∉ ƯC(55; 110) D. 12 ⊂ BC(3; 4)
Câu 5: Khẳng định nào đúng trong các khẳng định sau
- 5 Î ƯC ( 4 ; 6 ; 8) B. 2 Î ƯC ( 4 ; 6 ; 8 )
- 3 Î ƯC ( 4 ; 6 ; 8 ) D. 4 Î ƯC ( 4 ; 6 ; 8 )
Câu 6: Khẳng định nào đúng trong các khẳng định sau:
- 5 Î ƯC ( 12 ; 18 ) B. 4 Î ƯC ( 12 ; 18)
- 6 Î ƯC ( 12 ; 18 ) D. 9 Î ƯC ( 12 ; 18 )
Câu 7: ƯC của 24 và 30 là :
- 5 B. 8 C. 4 D. 6
- RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
............................................................................................................................
............................................................................................................................
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án toán 6
Tải giáo án:
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức