Quy trình và kĩ thuật chăm sóc cây hoa hồng sớm kết nụ ra hoa

Quy trình và kĩ thuật chăm sóc cây hoa hồng đảm bảo ra hoa kết nụ sớm nhất


I. Các bước chuẩn bị trước khi trồng hoa hồng

Chuẩn bị những vật dụng cần thiết là khâu rất quan trọng, là tiền đề để có một chậu hay một khóm hoa hồng ra nhiều hoa và phát triển tốt.

1. Lựa chọn giống cây hoa hồng

Có rất nhiều cách để trồng hoa hồng trong đó phổ biến nhất là từ hạt, giâm cành, tách bụi hay từ những cây giống được ươm. Tuy nhiên nên chọn cây con được chủ vườn ươm sẵn, đặc biệt là những cây mập mạp, tươi tốt, có cành nhiều, lá nhiều vì tỉ lệ sống sẽ cao hơn và không tốn nhiều thời gian.

2. Làm đất trước khi trồng hoa hồng

Tuy hoa hồng là cây dễ sống, có thể phát triển trong nhiều loại đất khác nhau, nhưng muốn chăm sóc hoa hồng ra nhiều hoa thì ta nên chọn trồng trong đất tơi xốp, có độ thoát nước tốt không để nước tưới bị ứ đọng làm hỏng rễ. Người trồng có thể mua đất sẵn hoặc cũng có thể trộn đất với phân hữu cơ đã hoai mục như trùn quế, xơ dừa…

Quy trình và kĩ thuật chăm sóc cây hoa hồng đảm bảo ra hoa kết nụ sớm nhất

3. Lựa chọn chậu cho cây hoa hồng

Sau khi chọn xong vị trí trồng, tiếp đến bạn cần lưu ý đến cách lựa chọn chậu. Nên chọn chậu trồng phù hợp với độ tuổi và kích thước của cây hồng. Nếu đó là một cây hồng trưởng thành, thân cây lớn, nhu cầu nước nhiều thì trồng trong một chậu lớn sẽ giúp giữ ẩm lâu. Còn nếu chỉ để trồng những cành giâm mới mọc rễ và còn yếu thì nên chọn chậu nhỏ, để không bị ngậm nhiều nước sẽ khiến rễ cây bị thối. Lý tưởng nhất là những chậu có chiều cao 30cm, và đường kính khoảng 40cm hoặc chậu men cỡ số 4.

4. Vị trí đặt cây hoa hồng 

Hoa hồng là loại cây thích hợp sống trong điều kiện thoáng gió và có nhiều ánh nắng. Nhà ở các thành phố lớn hiện nay thường bị che khuất, thiếu ánh sáng nên cây dễ mắc bệnh, chất lượng hoa xấu, kém năng suất. Do vậy bạn nên chọn nơi trồng cây hoa hồng có hướng nắng mặt trời chiếu buổi sáng hay nắng chiếu xuyên, tránh ánh nắng gay gắt.

II. Cách trồng cây hoa hồng bằng cây non

Bước 1: Sau khi bạn đã chuẩn bị đất và chậu xong. Hãy lót dưới đáy chậu một ít sỏi, hoặc than củi khô để tạo độ thông thoáng, cũng như thoát nước tốt tránh úng rễ. Tiếp đó cho đất tơi xốp, nhiều chất dinh dưỡng vào 2/3 chậu.

Bước 2: Tưới một non nước vào trong trước khi tiến hành trồng. Khoét một lỗ chính giữa và đặt cây vào, phủ thêm một lớp đất đến độ cao 8/10 của chậu. Khi trồng thì tay trái ta giữ thân cây, tay phải ta ấn nhẹ phần đất xung quanh gốc. Để cây thẳng đứng, làm nhẹ nhàng tránh đứt rễ cây. Sau khi trồng bạn tưới thật đẫm nước.

Bước 3: Cắm một cọc chắc chắn ở giữa chậu, và dùng dây buộc thân cây hồng vào cọc. Mục đích tránh làm thân cây bị động khi gặp gió, ảnh hưởng đến việc rễ cây tiếp xúc đất mới.

Bước 4: Che nắng cho cây trong những ngày đầu, và dần dần sẽ để cây tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Sau khoảng vài tuần bạn có thể bỏ cọc cắm ra, lúc này cây đã phát triển tốt và có thể tự đứng vững.

Quy trình và kĩ thuật chăm sóc cây hoa hồng đảm bảo ra hoa kết nụ sớm nhất

III. Cách chăm sóc cây hoa hồng

Tưới nước: Nếu bạn trồng hoa hồng trong vườn, thì có thể tưới 2 ngày 1 lần. Nếu như trồng trong chậu thì bạn tưới mỗi ngày một lần. Nên tưới vào buổi sáng sớm, hoặc tối mát.

Cắt tỉa cành: Khi cây đã phát triển tốt, nhiều cành và nhánh chen nhau. Bạn nên cắt tỉa những cành già, cành không cần thiết. Có thể tạo dáng, hoặc thế cho cây. Đồng thời cũng kích thích cây ra những mầm ngọn mới.

Bón phân: Sau khi trồng từ 3-5 ngày phun phân bón lá để giúp cây phát triển bộ rễ tốt hoa ra có màu sắc rực rỡ. Không tưới phân lên hoa sẽ làm hoa mau tàn. Từ 10-15 ngày khi cây ra rễ phát ra lá non thì bón bổ sung phân hạt bón xung quanh gốc cây bón xong lấp đất lại, sử dụng muỗng cà phê để dịnh lượng phân bón cho an toàn.Tránh làm ảnh hưởng đến rể cây hoa Hồng và phân không được gần gốc cây. Sau đó tưới lại nước giúp cây hấp thu tốt dinh dưỡng. Định kỳ  bón hàng tháng 1 lần phun bón lá và 1 lần bón gốc xen kẽ.

III. Bệnh thường gặp và cách điều trị

1. Bệnh phấn trắng

Vị trí thường thấy trên các lá non, các lá bánh tẻ, chúng phát triển rất nhanh làm lá biến dạng, thân khô, cây chết, bạn có thể dùng thuốc Score 250 ND hoặc Anvil 5 SC để chữa bệnh này cho cây.

2. Bệnh đốm đen

Khi lá vàng, rụng hàng loạt, theo dõi thấy xuất hiện vết ở cả 2 mặt lá là những biểu hiện của bệnh đốm đen. Thuốc đặc trị cho bệnh này chính là Daconil 500 SC, Đồng Oxyclorua 30 BTN, Anvil 5 SC.

Quy trình và kĩ thuật chăm sóc cây hoa hồng đảm bảo ra hoa kết nụ sớm nhất

3. Bệnh rệp

Bệnh rệp có thể coi là bệnh khá phổ biến trên hoa hồng. Độ ẩm khoảng 75 %- 80%, nhiệt độ 20 – 22 độ C là môi trường lý tưởng để rệp sinh sôi. Rệp có màu đỏ, xanh hoặc xám. Tập trung chủ yếu ở mầm non, phần ngọn và nụ hoa. Bạn có thể sử dụng thuốc diệt rệp có bán ở tiệm cây cảnh.

4. Bệnh gỉ sắt

Lá bị bệnh có nốt lấm tấm vàng cam, hoặc đỏ gạch như màu của gỉ sắt, thuốc phòng trừ là Kocide, Vimonyl 72 BTN, Daconil 500 SC.

5. Bệnh héo Verticillium

Do nấm Verticillium albo-atrum Berth, bào tử đính là một tế bào trong suốt có dạng hình cầu được đính trên các cành bào tử phân sinh. Nấm này truyền được qua các mô, mắt ghép trong quá trình cấy mô. Giải pháp cho loại bệnh này là khi trồng cần khử trùng bằng hóa chất như formol 3% hoặc bằng một số thuốc trừ sâu như Basudin... Tuy nhiên bệnh này rất khó phòng trừ cho hoa hồng trồng ngoài đồng với diện tích lớn. 


Từ khóa tìm kiếm Google: chăm sóc hoa hồng, kỹ thuật trồng hoa hồng, trồng hoa hồng sớm ra hoa

Bình luận

Giải bài tập những môn khác