Giải thích: Vì sao lạc đà có thể chịu khát lâu ngày trên sa mạc?

Từ xưa, lạc đà đã được mệnh danh là "thuyền trên sa mạc", là một loại công cụ giao thông không thể thiếu được trong đoàn lữ khách qua sa mạc. Dạ dày của lạc đà được chia làm 3 ngăn, trong ngăn thứ nhất có 20 - 30 túi đựng nước.

Giải thích: Vì sao lạc đà có thể chịu khát lâu ngày trên sa mạc?

Lạc đà là gì?

Lạc đà là tên gọi để chỉ một trong hai loài động vật guốc chẵn lớn trong chi Camelus, là Lạc đà một bướu và Lạc đà hai bướu. Cả hai loài này có nguồn gốc từ các vùng sa mạc của châu Á và Bắc Phi. Đây là loài động vật lớn nhất sống được trên sa mạc và các vùng khô cằn thiếu nước uống.

Vì sao lạc đà có thể chịu khát lâu ngày trên sa mạc?

Từ xưa, lạc đà đã được mệnh danh là "thuyền trên sa mạc", là một loại công cụ giao thông không thể thiếu được trong đoàn lữ khách qua sa mạc. Dạ dày của lạc đà được chia làm 3 ngăn, trong ngăn thứ nhất có 20 - 30 túi đựng nước. Lạc đà chịu khát được chủ yếu là do mỗi khi uống đủ nước rồi, nó biết cách điều tiết lượng nước tiêu hao như giảm số lần hô hấp xuống, lượng nước đái cũng rất ít...

Bướu lạc đà là nơi cất giữ chất béo. Trong hoàn cảnh không tìm ra đồ ăn và nước uống, lạc đà dựa vào sự thay thế của chất béo này mà điều tiết. Nếu tình trạng thức ăn không đủ và thiếu nước kéo dài thì cái bướu dựng đứng trên lưng của lạc đà cũng sẽ bẹp xuống. Đó là vì chất béo chứa trong đó đã bị dùng cạn rồi.

Cách lạc đà giữ nước trong cơ thể

Lạc đà không chảy mồ hôi và cũng mất rất ít nước trong quá trình bài tiết. Ngay cả chất lỏng ở mũi cũng được giữ lại thông qua một khe xuống miệng. Lạc đà có thể đi trong một thời gian dài trên sa mạc, khi đó trọng lượng của nó sẽ giảm đi khoảng 40%. Nhưng chủ yếu nó sống được trên sa mạc lâu là nhờ cái bướu.

Lạc đà được biết đến nhiều nhất nhờ các bướu của chúng. Các bướu này không chứa nước như đa số người tin tưởng. Các bướu này là các nguồn dự trữ các mô mỡ, trong khi nước được lưu trữ trong máu của chúng. Điều này cho phép chúng sống được nhiều ngày mà không có thức ăn và nước uống. Mỡ lạc đà sử dụng khi khan hiếm lương thực. Bướu lúc đó sẽ co lại và mềm đi. Đến khi có nước, nó có thể uống được liền một hơi 57 lít nước để bù lại phần chất lỏng bị mất. Không giống như các động vật có vú khác, hồng cầu của chúng là hình bầu dục chứ không phải hình tròn. Điều này tạo điều kiện cho dòng chảy của các tế bào hồng cầu trong quá trình mất nước và làm cho chúng tốt hơn trong việc chống lại dao động thẩm thấu cao thẩm thấu mà không bị vỡ khi uống một lượng lớn nước: một con lạc đà có cân nặng 600 kg (1.300 lb) có thể uống 200 L (53 gal Mỹ) nước trong 3 phút.

Từ khóa tìm kiếm: lạc đà chịu khát giỏi, cách lạc đà giữ nước, tìm hiểu lạc đà

Bình luận

Giải bài tập những môn khác