Giải thích: Vì sao người ta kiêng quét nhà trong ba ngày tết?

Từ xa xưa dân ta đã có tục lệ là kiêng không quét nhà vào mùng 1 đến mùng 3 tết. Không quét nhà, không đổ rác, tránh dọn dẹp nhà vì sợ thần Tài sẽ theo đó mà đi ra khỏi nhà.

Giải thích: Vì sao người ta kiêng quét nhà trong ba ngày tết?

Tết là gì?

Tết Nguyên Đán là dịp lễ đầu năm âm lịch quan trọng và có ý nghĩa bậc nhất ở Việt Nam, cùng với văn hóa Tết Âm lịch của các nước Đông Á. Trước ngày Tết, người Việt có các phong tục như "cúng Táo Quân" và "cúng Tất Niên" Vì Tết tính theo Âm lịch nên Tết Nguyên Đán của Việt Nam muộn hơn Tết Dương lịch.

Vì sao gọi là tết Nguyên Đán?

"Tết Nguyên Đán" vốn không phải là "Tiết Nguyên Đán" trong 24 bốn "Tiết khí" của Thời tiết phân chia theo lịch Mặt trăng (Nông lịch). Từ “nguyên” có nghĩa là đầu, đầu tiên, còn “đán” có nghĩa là ngày. Nghĩa gốc của từ “Nguyên Đán” là chỉ "Ngày đầu tiên (tức ngày mồng Một) của một năm Nông lịch". Cái tên Nguyên Đán là phiên âm từ tiếng Hán có nghĩa tết "bắt đầu buổi sáng", một cái tên trong lành, bình yên.

Văn hóa Đông Á thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước, để thuận tiện cho việc canh tác mà người xưa đã "phân chia" thời gian trong 1 năm thay 24 tiết khí, mỗi tiết này đều có thời khắc "giao thừa". Tuy nhiên, trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên Đán. Sau này được biết đến là Tết Nguyên đán.

Vì sao người ta kiêng quét nhà trong ba ngày tết?

Từ xa xưa dân ta đã có tục lệ là kiêng không quét nhà vào mùng 1 đến mùng 3 tết. Không quét nhà, không đổ rác, tránh dọn dẹp nhà vì sợ thần Tài sẽ theo đó mà đi ra khỏi nhà.

Trong 3 ngày này, vạn bất đắc dĩ phải quét nhà thì mọi người quét vào trong nhà và vun rác thành đống ở góc khuất nào đó, như một thành tích tụ tài tụ lộc trong suốt cả năm.

Vì ta người ta lì xì đầu năm?

Li xì là một tục lệ hay và đẹp trong những ngày Tết, bởi lì xì thể hiện sự quan tâm chăm sóc của chúng ta với thế hệ trẻ cũng như thể hiện sự phóng khoáng, rộng rãi của mình khi mở lòng ra chia sẻ những nguồn lợi của mình có được từ năm ngoái cho những người xung quanh. Chia lộc của mình cho mọi người đồng nghĩa là mình sẽ có thêm nhiều lộc mới.

Với mong muốn những người thân yêu bắt đầu một năm mới an bình, hàng năm đến dịp Tết Nguyên Đán, người người, nhà nhà lại chuẩn bị những tiền lẻ mới để chúc tụng, mừng tuổi nhau. Chắc chắn khi nhận được những phong bao lì xì, những thành viên trong gia đình bạn sẽ ngày càng gắn chặt tình đoàn kết hơn khi xuân về.

Từ khóa tìm kiếm: tại sao có tết, tại sao gọi là tết nguyên đán, tại sao tết lì xì

Bình luận

Giải bài tập những môn khác