Giải thích: Vì sao viên đá trong tủ lạnh vẫn đục?

Những đứa trẻ tò mò sẽ nhận ra rằng nước trong suốt đôi khi vẫn tạo ra những cục đá đục một cách kỳ lạ. Lý do chính là thứ nước trong mà bạn đổ vào khay đá không hoàn toàn tinh khiết, mà chứa một lượng nhỏ khoáng và cặn lơ lửng.

Giải thích: Vì sao viên đá trong tủ lạnh vẫn đục?

Vì sao viên đá trong tủ lạnh vẫn đục?

Những đứa trẻ tò mò sẽ nhận ra rằng nước trong suốt đôi khi vẫn tạo ra những cục đá đục một cách kỳ lạ. Lý do chính là thứ nước trong mà bạn đổ vào khay đá không hoàn toàn tinh khiết, mà chứa một lượng nhỏ khoáng và cặn lơ lửng.

Vì tất cả các vật thể đều đóng băng từ bên ngoài vào, nên trung tâm của cục đá sẽ là phần cuối cùng bị hoá rắn. Phần nước không chứa cặn và chất khoáng đóng băng trước tiên, đẩy phần đục chứa cặn (và cả những bọt khí nhỏ) vào tâm. Kết quả là tạo ra một cục băng đục vô hại.

Những cục băng không chỉ đục trong tủ lạnh, mà chúng cũng ngót đi đáng kể sau khoảng 1-2 tuần do hiện tượng thăng hoa - thuật ngữ dùng cho sự bốc hơi trực tiếp từ pha rắn sang pha khí.

Vì sao đá viên không chìm khi thả vào cốc nước?

Khi nước lỏng bị làm lạnh, đông đá và tạo thành tinh thể lục giác mở (tinh thể của tuyết), các phân tử nước phải rời xa nhau. Vì lý do này mà thể tích của đá tăng lên khi chuyển từ lỏng sang rắn, dẫn tới khối lượng riêng của nước đá nhỏ hơn khối lượng riêng của nước lỏng. Do đó mà đá nổi lên trên nước lỏng!

Tại sao khi đựng nước đá trong cốc thủy tinh, ta thấy có nước đọng ở thành cốc?

Đối với cốc thủy tinh, hiện tượng nước đọng bên ngoài không phải là do nước thấm ra ngoài (vì độ khít giữa các phân tử thủy tinh nhỏ hơn cả phân tử nước) mà là do các phân tử nước ở dạng khí lơ lửng trong không khí, khi gặp môi trường lạnh như cốc nước thì có hiện tượng chuyển thể xảy ra. Ở đây là chuyển từ thể khí sang thể lỏng.

 
Từ khóa tìm kiếm: tại sao nước đá đục, tại sao cục đá nổi, nước lạnh rỉ ra ngoài cốc, tìm hiểu nước đá

Bình luận

Giải bài tập những môn khác