Giải thích: Vì sao khi vừa ở chỗ sáng vào chỗ tối ta lại không thể nhìn thấy gì?

Thực ra, mắt của chúng ta có hai hệ thống: một là hệ thống triết quang (bẻ cong ánh sáng) giúp ánh sáng bên ngoài thông qua hệ thống này tới võng mạc, còn một hệ thống nữa là cảm quang, có thể thông qua các tế bào cảm quang nằm ở võng mạc để truyền tín hiệu lên não...

Giải thích: Vì sao khi vừa ở chỗ sáng vào chỗ tối ta lại không thể nhìn thấy gì?

Vì sao khi vừa ở chỗ sáng vào chỗ tối ta lại không thể nhìn thấy gì?

Thực ra, mắt của chúng ta có hai hệ thống: một là hệ thống triết quang (bẻ cong ánh sáng) giúp ánh sáng bên ngoài thông qua hệ thống này tới võng mạc, còn một hệ thống nữa là cảm quang, có thể thông qua các tế bào cảm quang nằm ở võng mạc để truyền tín hiệu lên não.

Não quang nằm ở võng mạc để truyền tín hiệu lên não. Não lập tức tiến hành phân tích, gia công và sản sinh ra thị giác. Tế bào cảm quan có hai loại, một loại gọi là tế bào thị cảm, có khoảng 1,2 trăm triệu tế bào, chỉ mẫn cảm với ánh sáng yếu và phát huy tác dụng trong bóng tối. Một loại tế bào khác gọi là tế bào thị thùy, có khoảng 6 triệu tế bào, mẫn cảm với ánh sáng mạnh, chủ yếu phát huy tác dụng ở nơi có ánh sáng. Khi ta từ nơi có ánh sáng vào nơi tối, các tế bào thị thùy đột nhiên mất tác dụng, không thể sinh sản thị giác, mà các tế bào thị cảm chỉ phát huy tác dụng trong bóng tối lại do chất thị tử hồng trong tế bảo bị ánh sáng mạnh phân giải.

Đến nơi tối phải hợp thành lại mới có thể phát huy tác dụng, vì vậy mới sinh ra bóng tối tạm thời đó. Y học gọi quá trình biến hóa này là thích ứng với bóng tối.

Tại sao mắt động vật lại phát sáng trong đêm tối?

Rất nhiều loài động vật, đặc biệt là những loài chuyên kiếm ăn về đêm thường có bề mặt phản chiếu nằm ngay phía sau võng mạc. Lớp gương phản quang này còn được gọi là Tapetum lucidum, giúp động vật nhìn tốt hơn trong đêm tối. Chúng đóng vai trò như một bộ máy khuếch đại ánh sáng.

Khi ánh sáng đi vào trong mắt, chúng phải tìm được một tế bào cảm quang để truyền thông tin đó đến não. Thông thường võng mạc chỉ thu nhận 1 phần ánh sáng đập vào mắt nhưng lại cho 1 phần khác đi qua, vì thế Tapetum lucidum sẽ hoạt động như một tấm gương phản xạ, giúp cho ánh sáng có thể nhận diện lại lần hai.

Chó sói, gấu trúc Bắc Mỹ, cá sấu cùng với nhiều loài khác đều có lớp gương Tapetum lucidum này; trong khi con người, các loài linh trưởng, sóc, chuột túi và lợn lại không có hoạt chất này.

Mắt người có độ phân giải là bao nhiêu?

Nhà khoa học kiêm nhiếp ảnh gia Roger Clark cho rằng độ phân giải tương đối chính xác của mắt người là khoảng 576 megapixel, vượt trội hơn hẳn 12 megapixel trên camera chiếc iPhone 7. Nếu đem so sánh với những chiếc máy ảnh tốt nhất hiện nay thì quả thực đôi mắt của chúng ta là một tuyệt tác của tạo hóa, nó cho phép theo dõi hình ảnh với sự sắc nét và thu nhận ánh sáng vượt xa gấp nhiều nhiều lần với cảm biến máy ảnh.

 
Từ khóa tìm kiếm: mắt thích ứng với bóng tối, tại sao mắt động vật phát sáng, độ phân giải của mắt, tìm hiểu về mắt

Bình luận

Giải bài tập những môn khác