Giải thích: Vì sao ngồi xổm lâu đến khi đứng dậy sẽ chóng mặt?

Khi con người ngồi xổm, quả tim không phải gắng sức lắm cũng đưa được máu lên phía trên. Nhưng khi con người đứng bật dậy đột ngột, vị trí cơ thể từ chỗ thấp trở thành chỗ cao, quả tim không thể thích ứng ngay với sự thay đổi đó, máu không được kịp thời đưa tới não.

Giải thích: Vì sao ngồi xổm lâu đến khi đứng dậy sẽ chóng mặt?

Chóng mặt là gì?

Chóng mặt là cảm giác choáng váng, mọi vật xung quanh chuyển động, đồng thời đi kèm cảm giác mất cân bằng. Chóng mặt được xem là sinh lý khi nó là phản ứng bình thường của cơ thể với các hoạt động hoặc môi trường xung quanh, ví dụ như chóng mặt khi chơi đu quay hoặc khi xoay người,... Chóng mặt sinh lý sẽ hết khi không còn các hoạt động mất thăng bằng đó nữa. Chóng mặt bệnh lý là dạng chóng mặt tự phát hoặc lặp đi lặp lại nhiều lần, đến từ nhiều nguyên nhân chóng mặt khác nhau và việc điều trị sẽ phụ thuộc vào từng căn nguyên gây bệnh.

Nên làm gì khi bị hoa mắt chóng mặt?

Tình trạng chóng mặt có thể xảy ra ở nhiều cấp độ khác nhau. Tùy từng mức độ sẽ có cách ứng phó phù hợp. Cụ thể là:

  • Mức độ nhẹ: Chú ý không di chuyển một cách đột ngột, dùng tay day ấn các huyệt ở đầu (thái dương, bách hội) hoặc dán cao để giảm đau đầu, chóng mặt;
  • Mức độ vừa: Giã khoảng 10g gừng tươi, rót thêm vào khoảng 100 - 150ml nước sôi, khuấy đều, gạn lấy nước và thêm đường đủ ngọt, uống khi còn nóng để giảm triệu chứng chóng mặt, buồn nôn. Ngoài ra nên nằm yên, không thay đổi vị trí một cách đột ngột, không đi lại để tránh té ngã;
  • Mức độ nặng: Nên nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh, tránh ánh nắng hoặc tiếng động, uống nước gừng tươi theo công thức nêu trên. Khi đã hơn nên đi bệnh viện để được thăm khám cụ thể.

Vì sao ngồi xổm lâu đến khi đứng dậy sẽ chóng mặt?

Có bạn trẻ ngồi xổm quá lâu, đột nhiên khi bật đứng lên sẽ cảm thấy hơi chóng mặt. Đó là vì lẽ gì? Khi con người ở tư thế đứng, để có thể bảo đảm nhu cầu về máu cho bộ não, quả tim phải gắng sức mới đưa được máu lên phía trên. Khi con người ngồi xổm, quả tim không phải gắng sức lắm cũng đưa được máu lên phía trên. Nhưng khi con người đứng bật dậy đột ngột, vị trí cơ thể từ chỗ thấp trở thành chỗ cao, quả tim không thể thích ứng ngay với sự thay đổi đó, máu không được kịp thời đưa tới não. Do tình trạng của não bị thiếu máu tạm thời liền xảy ra hiện tượng chóng mặt. Một lúc sau, quả tim đã thích ứng được với sự thay đổi của vị trí cơ thể, sau khi gắng sức đưa được máu lên trên thì không còn chóng mặt nữa. Để phòng ngừa chóng mặt, khi ngồi xổm lâu phải đứng dậy từ từ, không nên đứng dậy quá nhanh.

 
Từ khóa tìm kiếm: chóng mặt là gì, làm gì khi chóng mặt, đứng dậy chóng mặt

Bình luận

Giải bài tập những môn khác