Giải thích: Vì sao con người có thể cảm nhận sự đau đớn?

Khi có người đánh bạn một cái, bạn liền có thể cảm thấy đau, tất nhiên là đau ở mức độ nặng nhẹ khác nhau. Đau do đâu mà sinh ra vậy? Sau khi một bộ phận nào đó của cơ thể bị đánh hay bị thương liền giải phóng ra một loại chất hóa học đặc thù, đồng thời phát ra tín hiệu đau, khiến người ta có thể cảm nhận được sự đau đớn.

Giải thích: Vì sao con người có thể cảm nhận sự đau đớn?

Vì sao con người có thể cảm nhận sự đau đớn?

Khi có người đánh bạn một cái, bạn liền có thể cảm thấy đau, tất nhiên là đau ở mức độ nặng nhẹ khác nhau. Đau do đâu mà sinh ra vậy? Sau khi một bộ phận nào đó của cơ thể bị đánh hay bị thương liền giải phóng ra một loại chất hóa học đặc thù, đồng thời phát ra tín hiệu đau, khiến người ta có thể cảm nhận được sự đau đớn. Chất hóa học được giải phóng ra có ba loại, dùng để truyền đạt tín hiệu đau đớn. Khả năng truyền tín hiệu đau của ba loại chất này không giống nhau bởi cơ thể có các cảm giác đau khác nhau. Một số thuốc giảm đau có thể làm giảm bớt sự đau đớn là do chúng có thể ức chế quá trình sinh ra các chất truyền tín hiệu đau.

Tuy nhiên, sự đau đớn lại có hiện tượng bị ức chế. Như những thương binh từ chiến trường trở về, đại đa số đều không cảm thấy đau đớn, lúc phẫu thuật không cần dùng thuốc mê mà vẫn chịu được việc chữa trị như thường. Lẽ nào có người không có “chức năng đau” ư? Không phải như vậy. Sở dĩ có sự xuất hiện này là do hệ thống thần kinh của con người có thể xử lý được một số lượng nhất định các tín hiệu đau, khi tín hiệu đau quá nhiều, những tín hiệu này liền tự động bị ức chế, từ đó mà cảm giác đau giảm bớt. Điều này cũng giống như việc một cửa cống chỉ có thể chảy qua một lượng nước nhất định vậy.

Bạn có thể có ngưỡng chịu đau cao hoặc thấp

Có người phụ nữ nói rằng quá trình sinh tự nhiên chỉ gây “đau đớn một chút thôi”. Tuy nhiên một người khác lại đang vật lộn với cơn đau dù đã được gây tê. Mỗi người có cảm nhận khác nhau đối với cơn đau, và có rất nhiều yếu tố chi phối điều này như cấu trúc và sự thay đổi các chất hóa học trong não bộ, mức độ viêm trong cơ thể, và ấn tượng về cảm giác đau từ những lần trải nghiệm trước đây. Tất cả yếu tố này có thể chi phối cảm giác của bạn về cơn đau. Một vài người có thể móc một chiếc móc vào xương chày của họ và vẫn tỏ ra điềm tĩnh, trong khi một số khác lại quá nhạy cảm dù chỉ bị một chiếc kim nhỏ xuyên qua da.

Bạn có thể kiểm soát ngưỡng chịu đau thông qua ý nghĩ

Nghe thì có vẻ hơi vô lý nhưng ngày càng có nhiều bằng chứng chỉ ra rằng phương pháp thiền và liệu pháp hành vi nhận thức có thể giúp giảm nhẹ cơn đau của bạn. Nhiều người mắc chứng đau mãn tính có suy nghĩ quá tiêu cực đến nỗi điều này ngăn cản họ hồi phục. Ví dụ như bạn có thể cho rằng bạn sẽ dễ bị gãy xương nếu như tập thể dục, thế nhưng trong thực tế vận động sẽ giúp xương của bạn chắc khỏe hơn.

 
Từ khóa tìm kiếm: vì sao bị đau, ngưỡng chịu đau, kiểm soát cơn đau

Bình luận

Giải bài tập những môn khác