Giải thích: Vì sao con bọ xít tỏa mùi hôi khó chịu?
Đặc điểm về loài bọ xít
Con trưởng thành có màu xanh pha màu vàng nâu, con cái có thân dài hơn con đực. Con cái ở cuối đốt bụng thứ 7-8 chẻ đôi thành hai phiến, giữa có một đường xẻ dọc. Con đực cuối đốt bụng tròn tù. Đặc trưng của bọ xít dài có đầu dài, hai phiến của cạnh đầu nhô ra trước như dạng ngón tay. Mát kép hình bán cầu, màu nâu đậm.
Râu đầu có 4 đốt, đốt râu thứ nhất dài hơn đốt râu thứ hai theo tỉ số 3:2, đốt râu thứ hai dài hơn độ dài đầu + mảnh lưng ngực trước. Mảnh lưng ngực trước phía trước hẹp hơn phía sau. Phần da cánh phía mép trước màu lục, các phần khác màu nâu hạt chè, phần màng của cánh màu nâu đậm. Cuối ngọn và gốc đốt chày chân sau màu đen.
Vì sao con bọ xít tỏa mùi hôi khó chịu?
Bọ xít khi bị kẻ thù tấn công hoặc cảm thấy nguy cơ đe dọa sẽ tiết ra mùi hôi vô cùng khó chịu. Đấy là cơ chế tự bảo vệ mình của loài này. Chúng thải ra một loại hoạt chất khí dễ cháy, khi bay vào không khí liền phát nổ tạo ra tiếng động chói tai cùng với một làn khói có mùi hôi. Chính điều này sẽ khiến kẻ thù bị phân tán, bọ xít nhân cơ hội đó chạy trốn.
Sơ cứu đúng cách khi bị bọ xít đái vào mắt:
- Bình tĩnh, không được day, dụi mắt để tránh bị xước niêm mạc, có thể khiến tình trạng thêm nặng nề hơn.
- Sử dụng nước mắt nhân tạo hoặc nước muối sinh lý để nhỏ mắt liên tục. Nếu không có sẵn có thể lấy muối ăn pha với nước sạch. Chú ý pha thật loãng để tránh xót. Sau đó đổ đầy vào ca, úp mắt vào và chớp mắt nhiều lần để rửa dịch tiết của bọ xít.
- Rửa mắt bằng dung dịch Ringer lactat - có thành phần điện giải và pH tương tự như của các dịch ngoại bào của cơ thể. Ion lactat được nhanh chóng chuyển hóa thành ion bicarbonat sẽ có tác dụng trung hòa a-xít trong dịch tiết bọ xít rất nhanh.
- Nếu mắt nhìn mờ đi, sưng đỏ hoặc xung huyết thì cần nhanh chóng đến thăm khám tại các bác sĩ chuyên khoa mắt. Hoặc nếu mắt rơi vào tình trạng sưng, đỏ thêm, cảm giác khó thở thì cũng cần nhanh chóng đưa đi cấp cứu để điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm hơn.
Bình luận