Giải thích: Vì sao con người lại có khả năng thăng bằng?

Do tác dụng của khả năng thăng bằng của con người, khiến cho chân trái và chân phải thay nhau bước đi vững vàng mà không hề bị ngã. Chính vì ta có khả năng thăng bằng nên mới có thể làm được các động tác nhào lộn nhảy múa trên cao.

Giải thích: Vì sao con người lại có khả năng thăng bằng?

Vì sao con người lại có khả năng thăng bằng?

Do tác dụng của khả năng thăng bằng của con người, khiến cho chân trái và chân phải thay nhau bước đi vững vàng mà không hề bị ngã. Chính vì ta có khả năng thăng bằng nên mới có thể làm được các động tác nhào lộn nhảy múa trên cao.

Phía trong của tai kết cấu rất phức tạp. Vành bán khuyên và hai kết cấu dạng túi trước vành bán khuyên trong tai là nơi sản sinh ra khả năng cân bằng của con người. Khi phần đầu thay đổi vị trí trong không gian ba chiều, tổ chức bên trong vành bán khuyên sẽ truyền tin tức này tới trung khu não bộ, còn hai kết cấu dạng túi thì chuyển cảm nhận vị trí đứng yên của đầu cùng các động tác. Trung khu thần kinh nhận được các loại thông tin khi vận động từ hai bộ phận này. Từ đó tạo ra phản ứng, khiến cơ thể người giữ được thăng bằng.

Vì sao bạn lại say tàu xe?

Say tàu xe (hay say sóng, buồn nôn và nôn do say tàu xe) là một phản ứng bình thường trước những kích thích xảy ra khi đi tàu xe, mà bản thân không thích nghi được. Say tàu xe bao gồm tất cả các loại vận chuyển như: say tàu biển, say ô tô, say tàu hỏa, say máy bay.

Nguyên nhân của chứng say tàu xe là do bộ phận nhạy cảm giữ thăng bằng trong tai bị kích thích khác thường, hoặc do não bộ nhận tín hiệu từ mắt nhưng không đồng nhất với tín hiệu từ tai (thí dụ đi tàu mà không có cửa sổ: tai cho biết đang di chuyển, trong khi mắt thì cho cảm giác là không di chuyển).

Tại sao chúng ta lại dang hai tay để giữ thăng bằng?

Khi tham gia thử thách đi trên một đường thẳng hay đứng ở một vị trí nào đó trên cao với diện tích tiếp xúc hẹp, chúng ta vẫn thường giang hai tay để giữ thăng bằng. Hành động này giống như một phản xạ tự nhiên nhưng vì sao lại như vậy thì không nhiều người lý giải được.

Khi chúng ta đi hoặc đứng thẳng, toàn bộ trọng lượng cơ thể sẽ dồn vào bàn chân. Mọi việc trở nên khó khăn hơn khi chúng ta chuyển sang đi hoặc đứng trên mặt những vùng rất hẹp một khúc gỗ hay sợi dây thừng. Trong những trường hợp như vậy, khối lượng của cơ thể tập trung toàn bộ vào bàn chân và bàn chân, dưới tác động lớn của trọng lượng cơ thể, có xu hướng quay và xoay dọc theo dây. Việc giang hai tay ra lúc này sẽ giúp giảm momen quán tính giúp cơ thể chống lại sự quay vòng dọc theo dây.

 
Từ khóa tìm kiếm: cơ chế giữ thăng bằng, lý do bị say xe, dang hai tay giữ thăng bằng

Bình luận

Giải bài tập những môn khác