Giải thích: Vì sao ngón tay cái chỉ có hai đốt?

Bàn tay của chúng ta có 5 ngón, trong đó ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út, ngón út mặc dù có độ dài ngắn khác nhau nhưng mỗi ngón đều được chia thành 3 đốt khác nhau, chỉ riêng ngón cái được chia thành 2 đốt.

Giải thích: Vì sao ngón tay cái chỉ có hai đốt?

Vì sao ngón tay cái chỉ có hai đốt?

Bàn tay của chúng ta có 5 ngón, trong đó ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út, ngón út mặc dù có độ dài ngắn khác nhau nhưng mỗi ngón đều được chia thành 3 đốt khác nhau, chỉ riêng ngón cái được chia thành 2 đốt.

Theo các nhà nghiên cứu, lý do ngón tay cái chỉ có 2 đốt là do kết quả của quá trình tiến hóa, chọn lọc tự nhiên của loài người để thích ứng với môi trường sống.

Như chúng ta đã biết, con người được tiến hóa từ loài vượn cổ, sống trong rừng sâu, leo trèo và đi lại bằng tứ chi. Và để thích ứng với các hoạt động bám, leo trèo trên cây thì ngón tay cái và ngón chân cái đã được phân tách ra với 4 ngón khác. Khi đó, các ngón tay hoặc chân được chia làm 3 đốt là thích hợp nhất. Về sau khi xuống dưới mặt đất, vượn cổ tập đi đứng thẳng người trên 2 chi sau, 2 chi trước được giải phóng.

Trong quá trình tiến hóa, 2 tay thường xuyên phải cầm nắm và sử dụng các công cụ nên ngón tay cái trở nên nên chắc khỏe hơn, có thể hoạt động độc lập, duỗi gập dễ dàng, có thể phối hợp được với 4 ngón tay còn lại. Và để thích ứng, cấu tạo của ngón tay cái được chia thành 2 đốt là thích hợp nhất.

Nhưng tại sao lại là 2 đốt mà không phải 1 đốt? Nếu ngón tay cái chỉ có 1 đốt thì nó khá yếu ớt, không đủ lực để thực hiện động tác lớn khiến con người gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống. Nếu ngón tay cái có đến 3 đốt sẽ khiến phần kết hợp giữa ngón cái và các ngón tay còn lại kém linh hoạt, có phần dư thừa.

Tóm lại, cấu tạo của ngón tay cái được chia làm 2 đốt là sự lựa chọn tốt nhất của sự chọn lọc tự nhiên giúp con người sử dụng bàn tay linh hoạt nhất.

Con người không phải là động vật duy nhất có ngón tay cái đối diện các ngón khác

Ai cũng biết ngón cái trên bàn tay con người có thể thoải mái chạm vào bất kỳ ngón tay nào khác còn lại. Tuy nhiên, không chỉ con người mới làm được điều này, mà hầu hết các động vật linh trưởng và một số loài động vật khác đều có thể một trong số đó có thể kể đến loài chuột túi. Điểm mạnh của con người chính là khả năng đưa ngón cái tới khắp nơi trên bàn tay và chạm đầu ngón út, áp út vào phần cuối của ngón tay cái. Sự linh hoạt cao độ của bàn tay giúp chúng ta nắm chặt mọi vật và thực hiện những thao tác khéo léo với chúng.

Ngón tay không có cơ bắp

Các bộ phận cơ thể phải hoạt động nhiều thường có cơ bắp phát triển, tuy nhiên bộ phận hoạt động chăm chỉ nhất của cơ thể - ngón tay - lại không có cơ bắp.

Nguyên nhân chính là do các ngón tay được liên kết thoải mái với các cơ trong lòng bàn tay, cổ tay và cẳng tay. Các cơ này liên kết chặt chẽ với gân ngón tay để có thể cử động.

 
Từ khóa tìm kiếm: ngón cái có hai đốt, ngón tay có cơ bắp, tìm hiểu về ngón tay

Bình luận

Giải bài tập những môn khác