Giải thích: Vì sao loài người không sử dụng cùng một thứ ngôn ngữ?
Có lẽ lúc khởi đầu - tất nhiên là thời rất rất xa xưa - con người nói cùng một thứ ngôn ngữ. Thế rồi, với thời gian, ngữ tộc ấy hoặc nhiều ngữ tộc khác lan rộng ra và thay đổi.
Ngôn ngữ là gì?
Ngôn ngữ là một hệ thống phức tạp, được con người hay động vật sử dụng để liên lạc hay giao tiếp với nhau, cũng như chỉ chính năng lực của con người có khả năng sử dụng một hệ thống như vậy. Là hệ thống thông tin liên lạc được sử dụng bởi một cộng đồng hoặc quốc gia cụ thể, cách thức hoặc phong cách của một đoạn văn bản hoặc lời nói. Ngành khoa học nghiên cứu về ngôn ngữ được gọi là ngôn ngữ học.
Ước tính số lượng ngôn ngữ trên thế giới dao động khoảng từ 6000 đến 7000 loại khác nhau. Tuy nhiên, bất cứ ước lượng chính xác nào cũng đều phụ thuộc vào sự phân biệt khá tùy ý giữa các ngôn ngữ chính và ngôn ngữ địa phương. Ngôn ngữ tự nhiên được nói hoặc ghi lại, nhưng bất kỳ ngôn ngữ nào cũng có thể được mã hóa thành phương tiện truyền thông sử dụng các giác quan thính giác, thị giác, xúc giác hoặc kích thích
Vì sao loài người không sử dụng cùng một thứ ngôn ngữ?
Có lẽ lúc khởi đầu - tất nhiên là thời rất rất xa xưa - con người nói cùng một thứ ngôn ngữ. Thế rồi, với thời gian, ngữ tộc ấy hoặc nhiều ngữ tộc khác lan rộng ra và thay đổi. Lúc đầu một nhóm người hay vài nhóm người - sống rải rác - nói cùng một ngữ tộc. Dần dần, nhóm người ấy tăng dân số, vùng đất họ đang sống không cung cấp đủ lương thực, do đó, họ tách ra thành từng nhóm nhỏ và tha phương cầu thực.
Khi nhóm này đến định cư ở một vùng đất mới, họ vẫn sử dụng ngôn ngữ trước khi họ tách khỏi nhóm lớn. Tuy nhiên, với thời gian, những âm và thanh mới lần hồi “len” vào ngôn ngữ của họ để chỉ những sự kiện, sự vật mà ở chốn cũ không có. Đồng thời có nhiều từ chỉ những sự vật ở chốn cũ sang vùng đất mới này lại không có nên lâu ngày không dùng và bị quên đi. Từ đó, sự thay đổi phát âm cho đến từ mới, cấu trúc câu nói cũng lần lần thay đổi. Lại phải kể đến sự kiện là ở vùng đất mới đã có người cư ngụ. Vì nhu cầu giao tiếp, ngôn ngữ của người mới đến và người bản địa có sự thêm bớt, thay đổi. Tất nhiên sự biến đổi diễn ra rất chậm và ngôn ngữ - hoặc của người mới đến hoặc của người bản địa - trở thành “phương ngữ, thổ ngữ” (dialect). Sau một thời gian dài, chịu nhiều sự thêm bớt, thay đổi trong phát âm, cấu trúc câu... một ngôn ngữ mới được hình thành.
Các ngôn ngữ tây Ban nha, pháp, Bồ đào nha đã hình thành từ cái gốc của nó là ngôn ngữ la tinh. Và ngôn ngữ Anh, Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch, Đức hình thành từ ngôn ngữ đức cổ. Những ngôn ngữ xuất phát từ cùng một ngôn ngữ gốc là bà con xa, gần với nhau tùy theo ngôn ngữ có bị pha trộn, thay đổi nhiều hay ít.
Vì sao ngôn ngữ Anh phổ biến nhất?
Tiếng Anh có lịch sử lâu đời và hấp dẫn, trải dài qua các cuộc chiến tranh, xâm lược và ảnh hưởng trên toàn cầu. Các nền văn hóa đã giúp hình thành tiếng Anh hiện đại bao gồm La Mã, Viking và Pháp. Do đó, đây là thứ tiếng lai bao gồm các thành phần của tiếng Latinh, Đức và Rôman.
Ngoài ra, đây là ngôn ngữ khá dễ học. Điều này có thể gây tranh cãi tùy thuộc vào người bạn đang nói chuyện, nhưng nhìn chung tiếng Anh không phải là ngôn ngữ khó học nhất. Từ vựng dễ nắm bắt và có mối liên hệ với nhiều ngôn ngữ khác, nghĩa là những người sử dụng ngôn ngữ khác có thể biết được các khái niệm trong tiếng Anh có nguồn gốc từ đâu.
Hầu hết mọi người đều công nhận, tiếng anh là ngôn ngữ linh hoạt. Những người nói tiếng Anh phi bản ngữ học tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai nhận xét rằng có rất nhiều cách để diễn đạt về cùng một thứ. Đó là lý do tiếng Anh không phân biệt đối xử – bạn có thể sử dụng theo cách mình thích. Các nước như Singapore đã áp dụng khái niệm này, sáng tạo ra một loại tiếng Anh hoàn toàn mới được gọi là “Singlish” hấp thụ nhiều mặt của các ngôn ngữ khác như Trung Quốc và Malay...
Có rất nhiều lí do chính đáng khác để tiếng anh trở thành ngôn ngữ phổ biến hiện nay. Và điều đó chứng tỏ ở việc, cho dù bạn có đến bất kỳ nơi nào trên thế giới, bạn cũng có thể tìm thấy một ai đó nói tiếng Anh.
Bình luận