Giải thích: Vì sao ăn tỏi hơi thở lại có mùi khó chịu?
Nguyên nhân chủ yếu gây ra mùi khó chịu này là các hợp chất đặc biệt trong tỏi. Không chỉ vậy, tỏi còn thúc đẩy sự hoạt động của một số vi khuẩn trong miệng khiến cho mùi trong miệng khó chịu hơn.
1. Tỏi là gì?
Tỏi là một loài thực vật thuộc họ Hành, nghĩa là có họ hàng với hành tây, hành ta, hành tím, tỏi tây, v.v... và cũng được con người sử dụng làm gia vị, thuốc, rau như những loài họ hàng của nó.
2. Vì sao ăn tỏi hơi thở lại có mùi khó chịu?
Nguyên nhân chủ yếu gây ra mùi khó chịu này là các hợp chất đặc biệt trong tỏi. Không chỉ vậy, tỏi còn thúc đẩy sự hoạt động của một số vi khuẩn trong miệng khiến cho mùi trong miệng khó chịu hơn.
Mặc dù đã đánh răng, súc miệng rất kĩ những sau khi ăn tỏi, nhiều người vẫn còn cảm giác hơi thở của mình có mùi khó chịu sau khi ăn. Điều này xảy ra khi khá nhiều tỏi và các hợp chất đặc biệt trong tỏi đã tìm đường chuyển hóa và tan cả vào trong máu. Một khi chất này đã có trong máu, chúng sẽ tìm cách thoát ra ngoài cơ thể thông qua nhiều đường, trong đó có cả việc hòa lẫn với không khí ở trong phổi hay các lỗ chân lông. Do vậy, mặc dù đã đánh răng và súc miệng rất kĩ thì hơi thở (từ phổi đi ra) vẫn có mùi khó chịu.
3. Tại sao tỏi ngâm dấm lại chuyển sang màu xanh?
Nguyên dân dẫn đến tỏi chuyển màu xanh là do tỏi đang còn non. Vì vậy, bạn có thể ăn tỏi ngâm dấm màu xanh mà không lo bị độc. Tuy nhiên, chất lượng hỗ trợ chữa bệnh sẽ bị giảm đi so với tỏi già và ngâm đúng cách.
Được biết, tỏi ngâm dấm là món ăn được dùng từ rất lâu đời nhưng chưa có ca ngộ độc nào được nghi nhận.
Bình luận