Giải thích: Vì sao lại hắt hơi?

Mũi có nhiệm vụ chính là “lọc sạch”, làm ẩm, ấm không khí trước khi đi vào phổi và tiết chất nhầy để loại bỏ vi khuẩn, dị vật khỏi đường thở. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp vật thể nhỏ bên ngoài môi trường xâm nhập và gây kích thích lớp màng nhầy bên trong mũi và cổ họng.

Giải thích: Vì sao lại hắt hơi?

Cơ chế của hắt hơi

Mũi có nhiệm vụ chính là “lọc sạch”, làm ẩm, ấm không khí trước khi đi vào phổi và tiết chất nhầy để loại bỏ vi khuẩn, dị vật khỏi đường thở. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp vật thể nhỏ bên ngoài môi trường xâm nhập và gây kích thích lớp màng nhầy bên trong mũi và cổ họng.

Khi lớp màng nhầy bị kích thích, chúng sẽ gởi tín hiệu đến não, não kích hoạt phản xạ hắt hơi để loại bỏ chất lạ ra khỏi khoang mũi. Quá trình hắt hơi chỉ xảy ra trong vài giây, lúc này mắt thường nhắm, vòm miệng mềm, lưỡi gà ép xuống trong khi mặt sau lưỡi nâng lên để chắn lối thông khí từ phổi đến miệng làm cho không khí được đẩy ra ngoài qua đường mũi (vì lối thông khí đến miệng bị hạn chế). Hắt hơi có thể mang theo hạt nước nhỏ, chất nhầy, vi khuẩn, virus. 

Vì sao lại hắt hơi?

Bên cạnh nguyên nhân là do vật thể lạ xâm nhập vào đường thở, “thủ phạm” gây hắt hơi còn có thể đến từ:

- Dị ứng: Bình thường, hệ thống miễn dịch có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây hại như vi khuẩn gây bệnh. Khi bị dị ứng, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ xác định những vật thể hay sinh vật vô hại là mối đe dọa và cố gắng loại bỏ chúng ra cơ thể bằng cách hắt hơi.

- Nhiễm trùng: Nhiễm trùng do virus cảm lạnh và cảm cúm thông thường cũng có thể khiến bạn hắt hơi. Theo các chuyên gia, có đến hơn 200 loại virus có thể gây cảm lạnh ở người, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là virus rhino.

- Nguyên nhân khác: Một số nguyên nhân khác (ít gặp hơn) gây hắt hơi là:

  • Chấn thương mũi
  • Ngừng dùng một số loại thuốc như thuốc giảm đau nhóm opioid
  • Hít phải các chất kích thích, bao gồm cả bụi và hạt tiêu
  • Hít phải không khí lạnh

Sự thật thú vị về hắt hơi

  • Hắt hơi là một phản xạ không điều kiện và không thể dừng lại được một khi nó đã bắt đầu.
  • Nhiều nguồn thông tin cho biết tốc độ của luồng không khí và các hạt nước bắn ra khi hắt hơi dao động trong khoảng 25 km/g cho đến hơn 125 km/g với những thí nghiệm sử dụng máy ảnh tốc độ cao.
  • Các hạt nước được phóng ra có thể đi xa 1,5 m đến 3 m.
  • Không thể hắt hơi trong khi ngủ vì phần não bộ điểu khiển phản xạ này cũng nghỉ ngơi vào lúc đó.
  • Hầu hết các động vật thuộc siêu lớp động vật bốn chân, trừ cá voi, đều có hành động hắt hơi, kể cả chim, lưỡng cư và bò sát.
  • Kỷ lục hắt hơi dài nhất hiện nay được cho là thuộc về Donna Griffiths, một cô gái người Anh. Donna đã bắt đầu hắt hơi từ ngày 13 tháng 1 năm 1981, khi ấy cô 12 tuổi, và kết thúc vào ngày 16 tháng 9 năm 1983, tổng cộng 978 ngày. Ước tính Donna đã hắt hơi hơn 1 triệu lần trong năm đầu tiên, với mỗi lần cách nhau 1 phút khi bắt đầu và chậm đi còn 5 phút khi gần kết thúc giai đoạn này.
 
Từ khóa tìm kiếm: tìm hiểu về hắt hơi, cơ chế hắt hơi, vì sao hắt hơi, sự thật về hắt hơi

Bình luận

Giải bài tập những môn khác