Giải thích: Vì sao người ta bắt tay khi gặp gỡ?

Nghi thức bắt tay cũng như nhiều nghi thức khác bắt nguồn từ Hy Lạp cổ đại. Vào thời đó, khi hai võ sĩ gặp nhau, nếu phát hiện thấy đối phương có ý thù địch, đôi bên tất nhiên sẽ rút vũ khí đối phó. Nhưng nếu nhận thấy đối phương không có ý thù địch, hai võ sĩ sẽ từ từ đưa tay về phía trước, cuối cùng là nắm lấy tay nhau.

Giải thích: Vì sao người ta bắt tay khi gặp gỡ?

Vì sao người ta bắt tay khi gặp gỡ?

Nghi thức bắt tay cũng như nhiều nghi thức khác bắt nguồn từ Hy Lạp cổ đại. Vào thời đó, khi hai võ sĩ gặp nhau, nếu phát hiện thấy đối phương có ý thù địch, đôi bên tất nhiên sẽ rút vũ khí đối phó. Nhưng nếu nhận thấy đối phương không có ý thù địch, hai võ sĩ sẽ từ từ đưa tay về phía trước, cuối cùng là nắm lấy tay nhau.

Về động tác này nhằm nói cho đối phương biết rằng: Tôi không có ý định làm hại anh, hãy đến đây nắm tay tôi, tôi không có vũ khí. Động tác này trở thành một nghi thức, được phổ biến đến ngày nay.

Các trường hợp nên bắt tay

  • Gặp người quen lâu không gặp.
  • Trong các trường hợp có tính chất trang trọng và chào hỏi người bạn quen biết;
  • Trong giao tiếp xã hội khi bạn đứng ra đóng vai trò là chủ nhà hoặc người tiếp đón khách, hoặc là người đi tiễn khách.
  • Sau khi thăm hỏi người khác xong, bạn chào từ biệt họ ra về.
  • Khi bạn được giới thiệu với một người mới mà bạn không quen.
  • Trong giao tiếp xã hội, ngẫu nhiên gặp lại bạn thân lâu năm không gặp hoặc gặp cấp trên.
  • Khi người khác ủng hộ bạn, cổ vũ bạn hoặc giúp đỡ bạn ở một phương diện nào đó.
  • Thể hiện lòng cảm tạ của bạn đối với một người nào đó, chúc mừng hoặc cung chúc người khác.
  • Khi bạn thể hiện sự thông cảm, ủng hộ, khẳng định đối với người khác.
  • Khi tặng quà hoặc nhận quà.

Tám điều tối kỵ cần tránh trong khi bắt tay

  • Không nên giơ tay trái ra bắt, đặc biệt khi bạn đang giao tiếp với người Ả rập, người Ấn Độ điều này bạn càng cần phải chú ý. Vì theo quan điểm của họ tay trái là bàn tay không được sạch sẽ.
  • Khi giao tiếp với người theo đạo thiên chúa giáo cần phải tránh trường hợp ví dụ như hai người này bắt tay và bắt tay chéo với hai người khác, việc đó sẽ tạo ra sự chồng chéo lên nhau, hình thành chữ thập, trong con mắt của họ chữ thập đại diện cho những điều xui xẻo.
  • Khi bắt tay không nên đeo găng tay, đội mũ hoặc đeo kính đen, chỉ có phụ nữ khi giao tiếp ngoài xã hội được phép đeo găng tay khi bắt tay.
  • Không nên một tay cầm đồ hoặc đút túi còn tay kia giơ ra bắt.
  • Khi bắt tay trên mặt không nên giữ thái độ vô cảm, không nói một lời nào hoặc lý luận dài dòng, gật đầu lia lịa hoặc nhún vai, kiểu cách một cách quá đáng.
  • Khi bắt tay không nên chỉ bắt hờ hững đầu ngón tay của đối phương, kiểu như muốn giữ khoảng cách nhất định với họ. Cách làm tốt nhất là cần nắm cả bàn tay đối phương. Cho dù trong trường hợp lệch tay thì cũng nên làm như vậy.
  • Không nên kéo tay đối phương về phía mình hoặc đẩy tay về phía họ, hoặc gạt lên trên xuống dưới, sang trái hoặc sang phải lệch hướng.
  • Không nên từ chối cái bắt tay của đối phương, cho dù có bệnh về tay, tay ướt, bẩn thì cũng nên giải thích với đối phương một cách lịch sự: “Xin lỗi, tay tôi không tiện để bắt tay anh (chị) lúc này” để tránh đối phương hiểu lầm.
 
Từ khóa tìm kiếm: vì sao bắt tay, nên bắt tay khi nào, điều tối kỵ khi bắt tay

Bình luận

Giải bài tập những môn khác