Giải thích: Vì sao máu ở miệng các vết thương lại đông?

Máu chiếm tỉ lệ 8% trọng lượng cơ thể của con người. Nếu như bạn cân nặng 30 kg thì có 2,4 kg máu. Vì vậy nếu máu không ngừng chảy thì sẽ nguy hiểm đến tính mạng của chúng ta. Khi người ta bị trọng thương hoặc trải qua một cuộc phẫu thuật lớn, nếu mất quá nhiều máu thì nhất định phải truyền bổ sung thêm máu.

Giải thích: Vì sao máu ở miệng các vết thương lại đông?

Vì sao máu ở miệng các vết thương lại đông?

Máu chiếm tỉ lệ 8% trọng lượng cơ thể của con người. Nếu như bạn cân nặng 30 kg thì có 2,4 kg máu. Vì vậy nếu máu không ngừng chảy thì sẽ nguy hiểm đến tính mạng của chúng ta. Khi người ta bị trọng thương hoặc trải qua một cuộc phẫu thuật lớn, nếu mất quá nhiều máu thì nhất định phải truyền bổ sung thêm máu.

Trong cơ thể người có một loại tổ chức làm ngừng chảy máu một cách tự nhiên. Đó là một tổ chức làm đông máu, cách làm đông máu tự nhiên này như sau: Khi máu chảy ra ngoài huyết quản thì tổ chức làm cho đông máu bắt đầu hoạt động, làm cho máu ở dạng dung dịch chuyển sang dạng keo, sợ (sợi huyết). Dạng keo sợi này là nhân tố lấp lại chỗ bị thủng của mạch máu làm cho máu không chảy ra nữa. Quá trình đông máu rất phức tạp. Chúng ta cần lưu ý một điều ở đây là nếu chỉ thiếu một chất trong 13 loại chất tham gia quá trình đông máu tự nhiên này là 8(e) thì máu cũng không đông hay là bệnh "máu không đông" là bệnh rất nguy hiểm cho tính mạng con người.

Bệnh máu khó đông là gì?

Bệnh máu khó đông còn gọi là bệnh Hemophilia, bệnh rối loạn đông máu, xuất hiện do thiếu hụt yếu tố đông máu hoặc không có đủ các yếu tố làm đông máu, thường gặp là yếu tố VIII và IX. Điều đáng nói là gen sản xuất 2 yếu tố đông máu này chỉ nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X nên bệnh có tính di truyền.

Nam giới có bộ nhiễm sắc thể XY khi nhận nhiễm sắc thể X từ mẹ mang bệnh Hemophilia thì sẽ biểu hiện bệnh. Còn nữ giới có bộ nhiễm sắc thể XX chỉ biểu hiện bệnh khi cả 2 nhiễm sắc thể này đều trục trặc (nghĩa là cả bố và mẹ cùng mang gen bệnh). Nếu nữ giới chỉ chứa 1 nhiễm sắc thể X mang bệnh thì sẽ không biểu hiện bệnh nhưng vẫn có thể truyền gen bệnh cho con. Chính vì lý do này mà bệnh máu khó đông hầu như chỉ gặp ở nam giới. Tỷ lệ nữ giới mắc bệnh là rất thấp vì xác suất cả bố và mẹ mang gen bệnh rất nhỏ.

Ngoài nhóm bệnh nhân máu khó đông do di truyền, có khoảng 30% số ca bệnh là do đột biến gen và gen bệnh cũng có khả năng di truyền cho thế hệ sau.

Các triệu chứng của bệnh máu khó đông

Mức độ triệu chứng của người bệnh phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của sự thiếu hụt yếu tố đông máu. Những người bị thiếu hụt nhẹ có thể bị chảy máu khi chấn thương. Những người bị thiếu hụt nghiêm trọng có thể chảy máu không vì lý do gì hay còn gọi là chảy máu tự phát. Ở trẻ bị bệnh máu khó đông, các triệu chứng này có thể xảy ra vào khoảng 2 tuổi.

Bạn hãy đi khám ngay nếu có các dấu hiệu của chảy máu tự phát sau đây:

  • Cứng khớp
  • Đau ở khớp
  • Vết thâm sâu
  • Máu trong phân
  • Máu trong nước tiểu
  • Kích ứng (ở trẻ em)
  • Chảy máu quá nhiều
  • Chảy máu nướu răng
  • Chảy máu cam thường xuyên
  • Vết bầm tím lớn, không rõ nguyên nhân
 
Từ khóa tìm kiếm: cơ chế tự đông máu, bệnh máu khó đông, triệu chứng máu khó đông, tìm hiểu máu khó đông

Bình luận

Giải bài tập những môn khác