Giải thích: Vì sao ta lại đổ mồ hôi?
Đổ mồ hôi chính là cách điều hòa thân nhiệt, tức là giữ cho “cái lò” (cơ thể) ta cứ cháy “riu riu” ở một nhiệt độ nhất định. Thân nhiệt ta được một trung khu ở não kiểm soát. Trung khu ấy bao gồm ba tiểu ban: tiểu ban kiểm soát, tiểu ban tỏa nhiệt, tiểu ban làm nguội.
Tuyến mồ hôi là gì?
Tuyến mồ hôi là ống dẫn nằm dưới vùng hạ bì. Ống dẫn này thường cuộn lại, mồ hôi được sản xuất tại phần cuộn, còn phần ống dài là đường nối tuyến mồ hôi với bề mặt của da và tế bào thần kinh (hệ thống thần kinh giao cảm) kết nối với các tuyến mồ hôi. Khi tâm lý tác động lên hệ thần kinh giao cảm thì xảy ra tình trạng đổ mồ hôi nhiều.
Tuyến mồ hôi ở khắp nơi trên cơ thể (trừ môi và núm vú), khi gặp bất kỳ tác động nào thì cũng đều xảy ra tình trạng tiết mồ hôi.
Tại sao ta đổ mồ hôi?
Có thể coi cơ thể ta như một cái lò đốt thường xuyên. ta dùng thực phẩm chính là cung cấp chất đốt cho cái lò ấy. Trong quá trình đốt cháy, mỗi ngày cái lò ấy xài trung bình 2500 calo.
Bây giờ nên nói qua về thân nhiệt, nhiệt lượng 2500 calo đủ để nâng 28 lít nước lên đến điểm sôi. Cái gì xảy ra với nhiệt lượng ấy trong cơ thể? nếu không có sự kiểm soát thân nhiệt thì rất có thể ta thấy có lúc thân thể ta bị “bội nhiệt” (cũng như bị bội thực vậy). Thế mà ta thấy - nếu ta khỏe mạnh - thân nhiệt ta cứ bình thường không tăng, không giảm, cứ đều đều $37^{0}C$.
Đổ mồ hôi chính là cách điều hòa thân nhiệt, tức là giữ cho “cái lò” (cơ thể) ta cứ cháy “riu riu” ở một nhiệt độ nhất định. Thân nhiệt ta được một trung khu ở não kiểm soát. Trung khu ấy bao gồm ba tiểu ban: tiểu ban kiểm soát, tiểu ban tỏa nhiệt, tiểu ban làm nguội.
Giả sử nhiệt trong máu giảm vì lý do nào đó. Tiểu ban tỏa nhiệt hoạt động và một cái gì đó xảy ra. Những tuyến đặc biệt sẽ cung cấp chất liệu để “đốt”, cơ bắp và gan sẽ “đốt” nhiều “nhiên liệu” hơn nữa. Thế là thân nhiệt lại lên.
Giả sử nhiệt trong máu tăng vì lý do nào đó. Tiểu ban “làm nguội” hoạt động. quá trình oxyt hóa - tức là cái việc “đốt lò” - giảm bớt hoạt động đi. đồng thời một sự việc quan trọng xảy ra. Các huyết quản dưới da giãn nở - hay là mở rộng ra - vậy là nhiệt lượng dư sẽ tỏa nhiệt ra và đồng thời khởi động quá trình bốc hơi nước.
Muốn cho một chất lỏng bốc hơi thì phải có nhiệt. Chẳng hạn, sau khi tắm, ta cảm thấy mát vì nước còn dính trên cơ thể ta bị thân nhiệt làm cho bốc hơi lẹ và làm nguội thân nhiệt ta. Vì thế ta cảm thấy mát.
Sự đổ mồ hôi chính là một phần trong quá trình “làm nguội” cơ thể. Sự đổ mồ hôi cũng giống như ta xối nước tắm từ bên trong cơ thể. Chất lỏng theo hàng ngàn cái lỗ li ti trên da ngấm ra ngoài thành hạt nước lấm tấm. Các hạt nước li ti này bốc hơi lẹ và thân nhiệt ta được làm nguội khi cần thiết.
Vào những ngày ẩm ướt ta thấy khó chịu vì nước trên da ta không bốc hơi được dễ dàng. Vì vậy ta dùng quạt quạt không khí ẩm đi để giúp cho sự bốc hơi các mồ hôi của ta được dễ dàng và mau lẹ.
Tác hại của đổ mồ hôi nhiều
Ra mồ hôi nhiều có thể gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nếu không được điều trị tốt, cụ thể:
- Bệnh da liễu: Làn da ẩm ướt với nhiều mồ hôi và các chất bài tiết trên da là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, vi nấm sinh sôi phát triển gây ra các vấn đề về da như mụn nhọt, ban sẩn, mề đay, nấm da…
- Mất nước: Lượng nước mất đi do tăng tiết mồ hôi toàn thân quá nhiều mà không được bổ sung đầy đủ sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, chân tay bị chuột rút…
- Mùi cơ thể khó chịu: Bản thân mồ hôi không có mùi nhưng vi khuẩn phát triển trên da và bài tiết các sản phẩm thải sẽ gây ra mùi cơ thể khó chịu.
- Vấn đề tâm lý: Người bị ra mồ hôi toàn thân khó tránh khỏi tâm lý lo lắng, tự ti và ngại giao tiếp với mọi người xung quanh, tâm tính trở nên cáu bẳn, hay gắt gỏng và đáng lo ngại nhất là dẫn tới trầm cảm.
Bình luận