Giải thích: Có phải chỉ cần có nhóm máu giống nhau là có thể truyền máu an toàn?

Căn cứ vào cách phân nhóm máu A – B – O người ta chia máu của con người làm 4 nhóm khác nhau là nhóm máu A, B, AB và O. Huyết thanh trong máu của bất kỳ người nào cũng đều không chứa những chất ngưng tụ đối kháng với gốc ngưng tụ của hồng cầu trong chính loại máu đó.

Giải thích: Có phải chỉ cần có nhóm máu giống nhau là có thể truyền máu an toàn?

Truyền máu là gì?

Truyền máu là nhận máu hoặc nhận các chế phẩm máu được hiến từ người khác, bao gồm hồng cầu lắng, tiểu cầu hoặc huyết tương. Máu được lưu trữ trong một túi nhựa và máu được truyền qua dây truyền có kim tiêm gắn vào tĩnh mạch cánh tay. Việc truyền máu không gây đau nhưng bệnh nhân có thể hơi khó chịu vì kim được gắn vào tĩnh mạch cánh tay. Mỗi đơn vị máu thường được truyền hơn 2 đến 4 giờ.

Tại sao bệnh nhân cần truyền máu?

Máu và các chế phẩm máu được dùng để thay thế cho lượng máu đã mất và điều chỉnh những bất thường trong máu mà không giải pháp nào khác có thể thay thế được.

Những lý do thông thường để truyền máu gồm:

  • Mất máu trầm trọng do tai nạn hoặc phẫu thuật
  • Bệnh thiếu máu
  • Chảy máu hay các rối loạn đông máu
  • Hỗ trợ điều trị một số bệnh và các rối loạn máu

Bác sĩ sẽ thảo luận với bệnh nhân nguyên nhân tại sao cần truyền máu. Tuy nhiên sự lựa chọn của bạn có thể bị hạn chế vì việc từ chối truyền máu có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm đến tính mạng.

Có phải chỉ cần có nhóm máu giống nhau là có thể truyền máu an toàn?

Căn cứ vào cách phân nhóm máu A – B – O người ta chia máu của con người làm 4 nhóm khác nhau là nhóm máu A, B, AB và O. Huyết thanh trong máu của bất kỳ người nào cũng đều không chứa những chất ngưng tụ đối kháng với gốc ngưng tụ của hồng cầu trong chính loại máu đó. Có nghĩa là huyết thanh trong nhóm máu A chỉ chứa chất ngưng tụ đối kháng B; huyết thanh của nhóm máu B chỉ chứa chất ngưng tụ A; trong huyết thanh của nhóm AB lại không chứa cả hai chất ngưng tụ này còn trong huyết thanh của nhóm máu O lại chứa tất cả. Vì vậy, tốt nhất là nên truyền máu có cùng nhóm, nếu không sẽ rất dễ gây phản ứng ngưng tụ.

Tuy nhiên, dù đã có cùng nhóm máu thì việc truyền máu cũng chưa chắc đã an toàn. Đó là vì người ngoài các nhóm máu A – B – O ra còn có một nhóm máu nữa chứa nhân tử Rh. Người có hồng cầu chứa nhân tử Rh gọi là Rh dương tính, người không có nhân tử Rh gọi là Rh âm tính. Người Rh âm tính lần đầu tiên nhận máu Rh dương tính sẽ không gây phản ứng ngưng tụ. Nhưng những người này khi nhận máu của người Rh dương tính lần tiếp theo sẽ có phản ứng ngưng tụ. Vì vậy, cho dù có cùng nhóm máu thì vẫn phải thận trọng.

 
Từ khóa tìm kiếm: truyền máu là gì, tại sao cần truyền máu, nhóm máu giống nhau, truyền máu an toàn

Bình luận

Giải bài tập những môn khác