Giải thích: Vì sao mây lơ lưởng trên bầu trời?

Tình trạng bốc hơi lên cao của không khí ẩm nóng (hình thành các đám mây khi nguội) cũng đóng vai trò giữ mây bay lơ lửng trên trời. Tổng lượng nước của một đám mây trung bình nặng tương đương 200 con voi đực, nhưng nó không rơi xuống đất vì lượng nước ấy tồn tại dưới dạng những hạt nước và tinh thể bằng bé xíu.

Giải thích: Vì sao mây lơ lưởng trên bầu trời?

1. Mây là gì?

Mây là khối các giọt nước ngưng tụ hay nước đá tinh thể treo lơ lửng trong khí quyển ở phía trên Trái Đất mà có thể nhìn thấy. Hơi nước ngưng tụ tạo thành các giọt nước nhỏ hay tinh thể nước đá, cùng với hàng tỷ giọt nước hay tinh thể nước đá nhỏ khác tạo thành mây mà con người có thể nhìn thấy.

2. Vì sao mây lơ lưởng trên bầu trời?

Tình trạng bốc hơi lên cao của không khí ẩm nóng (hình thành các đám mây khi nguội) cũng đóng vai trò giữ mây bay lơ lửng trên trời. Tổng lượng nước của một đám mây trung bình nặng tương đương 200 con voi đực, nhưng nó không rơi xuống đất vì lượng nước ấy tồn tại dưới dạng những hạt nước và tinh thể bằng bé xíu. Giọt nước lớn nhất cũng chỉ có bán kính 0,1mm. Giọt nước cỡ như vậy khi rơi tự do sẽ gặp phải lực cản của không khí lớn đến nỗi vận tốc tối đa của nó chỉ còn 30cm/ giây.

Nhưng trong đám mây, vận tốc rơi xuống tương đương vận tốc hướng lên luồng khí bốc hơi từ mặt đất. Chỉ khi những hạt nước này kết hợp lại đủ lớn thì mới rơi xuống đất thành mưa. Vận tốc không khí cần thiết để giữ cho mây lơ lửng còn phụ thuộc vào hình dạng đám mây.

3. Tại sao trời sắp mưa mây trắng chuyển thành mây đen xám xịt?

Câu trả lời đơn giản là độ dày của đám mây sẽ quyết định đến màu sắc. Khi mây mỏng sẽ có màu trắng, càng dày mây sẽ chuyển sang xám rồi đen dần. Đó là lý do vì sao trước cơn mưa, mây bắt đầu kéo đến thì có màu xám nhạt rồi dần dần khi kéo đến nhiều hơn thì mây lại đen kịt, trời tối sầm.

Vậy ánh sáng phụ thuộc vào độ dày của mây như thế nào? Mây là tập hợp của rất nhiều hạt nước hoặc tinh thể đá nhỏ li ti và chúng có thể phân tán tất cả các màu sắc của ánh sáng. Khi ánh sáng được hợp thành từ tất cả các màu, nó sẽ được mắt chúng ta cảm nhận là màu trắng.  Khi mây mỏng, phần lớn ánh sáng sẽ xuyên qua và ta nhìn thấy mây màu trắng.

Khi độ dày của đám mây tăng lên, phần đáy của đám mây sẽ có màu tối hơn do ít ánh sáng xuyên qua, nhưng vẫn có thể phân tán được tất cả các màu. Bằng mắt thường chúng ta sẽ nhìn thấy đám mây có màu xám, phần đáy thường đậm màu hơn vùng phía trên - nơi có nhiều ánh sáng hoặc bên cạnh - nơi mây mỏng hơn.

Từ khóa tìm kiếm: lí do mây bay, tìm hiểu về mây, mây trắng chuyển thành đen, lí giải về mây

Bình luận

Giải bài tập những môn khác