Giải thích: Vì sao nấu cơm bằng nồi áp suất lại chóng chín?

Nấu cơm bằng xoong nồi thông thường, không khí trong và ngoài nồi thông với nhau qua khe hở giữa xoong và vung. Nước nóng đến 100 °C thì sôi, sau đó dù cho lửa to đến đâu nhiệt độ vẫn cứ như thế không tăng lên nữa.

Giải thích: Vì sao nấu cơm bằng nồi áp suất lại chóng chín?

Vì sao nấu cơm bằng nồi áp suất lại chóng chín?

Nấu cơm bằng xoong nồi thông thường, không khí trong và ngoài nồi thông với nhau qua khe hở giữa xoong và vung. Nước nóng đến 100 °C thì sôi, sau đó dù cho lửa to đến đâu nhiệt độ vẫn cứ như thế không tăng lên nữa.

Nồi áp suất thì lại khác, nắp của nó được đậy kín, không khí bên ngoài không lọt vào được. Sau khi đun cho nồi nóng lên, không khí và hơi nước trong nồi liền giãn nở ra, nhưng lại không bay đi đâu được, vậy là áp suất trong nồi mỗi lúc một cao lên, nhiệt độ nước tăng lên dần dần, có thể tăng tới khoảng 120 °C. Cho nên nấu cơm bằng nồi áp suất nhanh chín hơn.

Tất nhiên là nếu áp lực trong nồi áp suất quá lớn sẽ làm cho van cao áp bật ra, hơi nước bên trong thoát ra ngoài. Vì vậy áp lực và nhiệt độ trong nồi cũng có một mức độ nhất định.

Vì sao nồi áp suất không thể đun khan?

Nồi áp suất khác với các loại xoong nồi khác vì nồi áp suất phải chịu được áp suất cao nên thân nồi, vung nồi được thiết kế đặc biệt với độ cứng cực lớn để chống chọi với khối lượng áp suất đó. Một số người tiêu dùng không hiểu, đem nồi áp suất ra làm bánh áp chảo, nổ bắp ngô hay không chú ‎ đun cạn khiến nước trong nồi cạn hết làm cho nguyên liệu nhôm bị mềm ra, độ cứng không còn đạt yêu cầu, tính năng an toàn giảm. Vì vậy với những chiếc nồi áp suất đun khan với mức độ nghiêm trọng không nên tiếp tục sử dụng.

Vì sao chỉ mở nắp nồi khi đã giảm áp suất?

Thói quen mở nắp nồi khi chưa giảm áp suất cực kỳ gây nguy hiểm cho người dùng, thế nhưng đây lại là việc thường xuyên bạn mắc phải. Khi thức ăn đã được nấu chín, bạn nên nhớ xả bớt áp suất trong nồi rồi mới mở nắp ra. Nếu bạn mở ngay khi vừa tắt bếp, áp suất trong nồi còn cao, hơi nóng từ nồi có thể gây tổn thương đến bạn.

Có 3 cách giảm áp suất cho nồi. Một là dùng muỗng nhấn vào van đặc biệt giúp áp giảm xuống nhanh chóng tức thì. Cách thứ hai là bạn ngâm nồi vào nước lạnh, chú ý không cho nước tràn ngập nắp nồi vì có thể khiến nước lọt vào khe đi vào bên trong gây hỏng thức ăn. Cách cuối cùng chính là bạn chỉ cần để nồi ngay tại bếp và đợi nguội hoàn toàn, rồi mới mở nắp ra sử dụng.

 
Từ khóa tìm kiếm: nấu cơm bằng nồi áp suất, nấu cơm nhanh chín, sử dụng nồi áp suất

Bình luận

Giải bài tập những môn khác