Giải thích: Vì sao khi nằm, thức ăn vẫn có thể được đưa đến dạ dày?

Thức ăn sau khi nuốt được đưa vào thực quản. Thực quản giống như một con giun dài, khi có thức ăn thì các cơ vòng ở thực quản lần lượt co, đẩy dần thức ăn về phía dạ dày. Chính vì vậy, ngay cả khi nằm, nếu chúng ta uống nước hay ăn thì thức ăn vẫn được đưa đến dạ dày.

Giải thích: Vì sao khi nằm, thức ăn vẫn có thể được đưa đến dạ dày?

Vì sao khi nằm, thức ăn vẫn có thể được đưa đến dạ dày?

Thức ăn sau khi nuốt được đưa vào thực quản. Thực quản giống như một con giun dài, khi có thức ăn thì các cơ vòng ở thực quản lần lượt co, đẩy dần thức ăn về phía dạ dày.

Chính vì vậy, ngay cả khi nằm, nếu chúng ta uống nước hay ăn thì thức ăn vẫn được đưa đến dạ dày.

Tuy nhiên chúng ta không nên nằm khi ăn uống, bởi vì khi đó dạ dày sẽ hoạt động chậm hơn, dẫn tới tình trạng thức ăn rất khó tiêu hóa hoặc tiêu hóa rất chậm dẫn đến tình trạng đầy hơi, chướng bụng.

Ăn xong nên nằm nghiêng bên nào?

Nhìn chung, để tránh những tác động xấu đến sức khỏe, sau khi ăn xong bạn không nên nằm liền. Tốt nhất, các bạn nên ngồi hoặc thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng từ 45 phút đến 1 tiếng rồi hãy bắt đầu nằm ngủ. Theo bác sĩ Steven Park thuộc ĐH Y New York cho biết, việc nằm ngủ đúng tư thế sẽ giúp bạn tránh các vấn đề tiêu cực liên quan đến sức khỏe. Nếu ngủ sai tư thế, các bạn có thể gặp phải các vấn đề như đau đầu, ợ chua, mệt mỏi hoặc đau lưng. Do đó, bạn nên chọn tư thế ngủ phù hợp nhất để cải thiện giấc ngủ và hạn chế các triệu chứng khó chịu này.

Thông thường, nằm ngửa được xem là tư thế tốt đối với những người bị chứng đau lưng, đồng thời giúp ngăn ngừa acid dạ dày trào ngược. Tuy nhiên, với tư thế nằm này, các bạn có thể gặp phải tình trạng ngủ ngáy. Nguyên nhân do các cơ màn hầu và lưỡi gà trong họng bị kéo trùng xuống gây hẹp đường thở và tạo ra tiếng ngáy.

Vì vậy, bạn nên đổi sang tư thế phù hợp khác. Theo ông Steven Park, nằm nghiêng sang trái được xem là tư thế ngủ lý tưởng nhất, giúp cơ quan nội tạng không bị chèn ép. Từ đó, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, hạn chế tình trạng trào ngược dịch vị, gây ợ nóng hoặc đau rát ở dạ dày, vùng thượng vị. Đồng thời, ngủ nghiêng sang trái sau khi ăn sẽ giúp cơ thể có nhiều thời gian loại bỏ độc tố qua hạch bạch huyết và ống ngực.

Vì sao có hiện tượng đánh trống ngực khi nằm?

Đánh trống ngực là tình trạng làm cho bạn cảm thấy như tim đang đập quá mạnh hoặc quá nhanh, bỏ qua một nhịp, hoặc nhịp đập không đều. Bạn có thể nhận thấy những điều trên ở vùng ngực, cổ họng hoặc cổ.

Đánh trống ngực có thể gây khó chịu hoặc sợ hãi cho người bệnh. Tuy nhiên, chúng thường không nghiêm trọng hoặc có hại và thường tự biến mất. Đánh trống ngực gây ra bởi căng thẳng và lo lắng, hoặc bởi vì bạn đã sử dụng quá nhiều caffeine, nicotine, rượu hoặc có thể xảy ra khi bạn mang thai.

 
Từ khóa tìm kiếm: ăn trong khi nằm, ăn xong nằm, nằm nghiêng bên nào, trống ngực khi nằm

Bình luận

Giải bài tập những môn khác