Giải thích: Vì sao nói "Mặt Trời mọc ở đằng Đông"?
Khi Trái Đất quay, góc nghiêng giữa Mặt Trời và Trái Đất cũng lớn dần lên, vậy ta có cảm tưởng Mặt Trời "mọc" từ thấp lên cao. Cũng bởi vì Trái Đất quay về hướng đông, nên ta cũng thấy Mặt Trời " mọc" lên từ hướng Đông.
Vì sao nói "Mặt Trời mọc ở đằng Đông"?
Trước đây, người ta nghĩ Trái Đất phẳng, bầu trời tròn úp lên. Buổi sáng người ta thấy rõ ràng là Mặt Trời mọc lên ở phía Đông và lặn xuống phía Tây vào buổi chiều. Mặt người ta quen nhìn thấy thế, nên cũng quen miệng nói vậy thôi. Thực ra, Trái Đất hình cầu, quay quanh trục của nó, vì vậy mới có hiện tượng ngày và đêm. Phần Trái Đất hướng về phía Mặt Trời là ngày, phần bị che khuất là đêm.
Khi Trái Đất quay, góc nghiêng giữa Mặt Trời và Trái Đất cũng lớn dần lên, vậy ta có cảm tưởng Mặt Trời "mọc" từ thấp lên cao. Cũng bởi vì Trái Đất quay về hướng đông, nên ta cũng thấy Mặt Trời " mọc" lên từ hướng Đông.
Vì sao Mặt trời siêu nóng mà vũ trụ mênh mông mãi lạnh?
Elisabeth Abel, một kỹ sư dự án DART của NASA nhận định, nhiệt truyền qua không gian vũ trụ dưới dạng bức xạ, một dạng sóng năng lượng hồng ngoại di chuyển từ các vật có nhiệt độ nóng hơn sang các vật thể có nhiệt độ lạnh hơn.
Đồng thời, các sóng bức xạ này kích thích các phân tử mà chúng tiếp xúc, từ đó khiến chúng nóng lên.
Dựa trên cơ chế này, chúng ta có thể hình dung đây cũng là cách thức mà nhiệt truyền từ Mặt trời đến Trái đất, nhưng dòng bức xạ này chỉ đủ sức làm nóng các phân tử và vật chất nằm trên đường di chuyển.
Còn các khu vực khác, nhiệt độ vẫn lạnh như thường. Theo các chuyên gia, nhiệt độ nền của vũ trụ đạt -275 độ C và nó thực tế là vùng chân không, không có quá nhiều phân tử để mà va chạm với các dòng bức xạ, cũng như tương tác lẫn nhau.
Bình luận