Giải thích: Vì sao quần áo ướt lại có màu đậm?

Quần áo sau khi ngấm nước, do các sợi lông ngấm nước bị bết lại phản chiếu ít ánh sáng, đồng thời do lớp nước bao phủ lên bề mặt quần áo nên chỉ có một phần ánh sáng xuyên qua lớp nước này phản chiếu trở lại.

Giải thích: Vì sao quần áo ướt lại có màu đậm?

Vì sao quần áo ướt lại có màu đậm?

Quần áo ướt sẽ có màu sắc trở nên đậm hơn, nguyên nhân bởi mắt nhìn thấy được vật thể là do ánh sáng chiếu vào vật thể được phản hồi trở lại mắt. Quần áo sau khi ngấm nước, do các sợi lông ngấm nước bị bết lại phản chiếu ít ánh sáng, đồng thời do lớp nước bao phủ lên bề mặt quần áo nên chỉ có một phần ánh sáng xuyên qua lớp nước này phản chiếu trở lại. Do vậy, quần áo sau khi ướt sẽ có màu sắc đậm hơn.

Tại sao có loại quần áo bị co lại khi gặp nước?

Có những bộ quần áo khi bạn thử ở cửa hàng thì rất đẹp, vừa vặn, nhưng sau khi mua về dùng nước giặt, sợi vải của quần áo bị co lại, quần áo bị nhỏ đi; khi bạn mặc thì không còn vừa nữa. Tại sao?

Sở dĩ, quần áo bị nhỏ đi là do chất liệu vải làm quần áo bị co lại. Những chất liệu vải thường dễ bị co là: sợi bông dệt thẳng, sợi bông dệt lệch, sợi cotton thô, các loại hàng dệt từ ni lông tinh chế; vải nhiễu kép bằng lụa...

Những chất liệu vải dệt từ sợi thiên nhiên thông thường như sợi bông tinh khiết, sợi gai tinh khiết đều bị co khi gặp nước. Đó là vì do những chất liệu này trong quá trình gia công sản xuất phải chịu hàng loạt lực kéo của máy móc. Sau khi bị kéo giãn trong thời gian dài, những loại sợi thiên nhiên này sẽ bị co rút tự nhiên khi được giặt vò qua nước. Do quá trình gia công, chế tạo các loại sợi là khác nhau nên độ co của các chất liệu này cũng độ co nước của sợi bông dệt thẳng là 3.5%, sợi bông dệt ngang là 3.5% còn của sợi nhiễu kép bằng lụa 10%.

Trước khi cắt quần áo, các xưởng may cũng đem ngâm vải trong nước để vải co lại. Làm như vậy, một bộ quần áo cắt may thành phẩm sẽ duy trì được sự ngay ngắn, giữ được phẩm áo và kích cỡ cũng ổn định. Nhưng vẫn có những bộ quần áo thành phẩm, sau khi cắt vẫn tiếp tục co lại khi gặp nước, do tỉ lệ co giãn của loại vải này thay đổi ở các nhiệt độ khác nhau.

Do tính thấm nước của từng loại sợi dùng dệt vải là khác nhau nên những loại sợi có độ thấm nước cao thì độ co nước cũng cao; ngược lại độ thấm nước nhỏ thì độ co nước cũng sẽ nhỏ. Ví dụ, độ thấm nước của các loại sợi thiên nhiên như bông, lông thú, lụa, gai... tương đối lớn, vì thế, độ co nước của các loại sợi này cũng tương đối lớn. Còn những loại sợi hoá học như len, sợi axeton có độ thấm nước nhỏ nên độ co nước cũng nhỏ.

Vì sao không nên mặc ngay quần áo mới mua?

1. Quần áo mới gây kích ứng da

Quần áo thành phẩm thường chứa 2 thành phần chính là chất nhuộm màu azo-aniline và hóa chất giúp chống nhăn. Các chất này khi tiếp xúc với da sẽ gây nên kích ứng với những biểu hiện như là ngứa rát, tấy đỏ và tạo vảy trên da. Đối với những người có tiền sử các bệnh về da thì điều này khá nguy hiểm, nó không chỉ gây dị ứng mà còn dẫn đến nhiều hệ lụy như suy hô hấp, suy gan, thận… nếu không chữa trị kịp thời.

2. Nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm cao

Quần áo được bày bán ở các cửa hàng thường mang rất nhiều bụi bẩn và vi khuẩn từ môi trường xung quanh. Khả năng quần áo bạn mua về có chứa các loại vi-rút, vi khuẩn lây bệnh là rất cao. Chúng có thể bám vào da người, xâm nhập vào bên trong cơ thể qua đường tiêu hóa, hô hấp. Và đã có rất nhiều trường hợp mắc bệnh ghẻ khi mặc ngay đồ mới mua.

3. Chất chống ẩm trong quần áo cũng gây ra nhiều tác hại

Quần áo sau khi sản xuất tuy được đóng bao bì và có chứa một gói chất chống ẩm bên trong để hút không khí ẩm, giúp trang phục khỏi bị nấm mốc. Thế nhưng do khí hậu ở từng vùng là khác nhau nên trong quá trình vận chuyển, việc sản sinh ra nấm mốc là không thể tránh khỏi. Ngoài ra, những túi chống ẩm này còn chứa một số hóa chất có thể khuếch tán vào trong quần áo, gây kích ứng cho da.

 
Từ khóa tìm kiếm: quần áo ướt có màu đậm, quần áo co lại, quần áo mới mua

Bình luận

Giải bài tập những môn khác