Giải thích: Vì sao trên bụng lại có lỗ rốn?

Rốn thực chất là một vết sẹo trên bụng ở chỗ từng nối với nhau thai. Tất cả các loài động vật có vú thuộc lớp phụ Eutheria đều có rốn, trong đó đáng chú ý là loài người. Rốn của các loài động vật khác thì nhẵn và phẳng hơn, hầu hết chỉ là một đường thẳng và thường bị lông che khuất.

Giải thích: Vì sao trên bụng lại có lỗ rốn?

Vì sao trên bụng lại có lỗ rốn?

Rốn thực chất là một vết sẹo trên bụng ở chỗ từng nối với nhau thai. Tất cả các loài động vật có vú thuộc lớp phụ Eutheria đều có rốn, trong đó đáng chú ý là loài người. Rốn của các loài động vật khác thì nhẵn và phẳng hơn, hầu hết chỉ là một đường thẳng và thường bị lông che khuất.

Rốn của con người là một khu vực nổi hoặc rỗng sau khi tách dây rốn. Rốn chính là huyệt vị và huyệt vị này kết nói cùng với 12 tĩnh mạch, lục phủ ngũ tạng, tứ chi, ngũ quan và da thịt gân cốt của cơ thể con người. Đây cũng chính là huyệt vị duy nhất trên người có thể chạm vào. Rốn còn có tên gọi là Thần khuyết.

Chức năng của rốn

  • Khi mang thai, người mẹ sẽ cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi qua dây rốn. Dây rốn chính là mối duy trì sự sống cho thai nhi. Nếu dây rốn xảy ra tình trạng bị gập lại hay thắt nút thì hai đường động mạch và tĩnh mạch rốn sẽ bị tắc lại. Lúc này thai nhi sẽ bị chết vì không được cung cấp các chất dinh dưỡng.
  • Khi trẻ được sinh ra, rốn mất đi vai trò tác dụng của nó. Lúc này bác sĩ sẽ thắt nút và cắt đi đoạn dây rốn cách bụng khoảng 1 – 2 cm. Dây rốn bị cắt dần dần teo lại và hình thành nên chiếc rốn trên bụng.
  • Ngoài chức năng cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi, rốn còn chính là huyệt thần khuyết gần các cơ quan gan, ruột, dạ dày nên khi giữ ấm cho rốn chính là trị các chứng bệnh như: tiêu chảy, đau dạ dày, tiêu hóa kém...
  • Đặc biệt chị em đang trong giai đoạn đèn đỏ nếu để bị rốn nhiễm lạnh sẽ khiến cho mạch máu tại vùng xương chậu thu lại, kinh nguyệt khó lưu thông, thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều.
  • Rốn có chức năng quan trọng nên cần được bảo vệ cẩn thận. Không nên dùng tay móc rốn vì lớp da rốn mỏng dễ bị xước hoặc chảy máu. Lúc này vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể con người thông qua mạch máu và gây nên một số bệnh.

Vệ sinh rốn như thế nào?

Đa số các vi khuẩn trong rốn của bạn là vô hại và các chất thải trong rốn thậm chí còn giúp lỗ rốn duy trì nhiệt độ bình thường. Nếu thiếu các chất thải này nhiệt lượng ở rốn sẽ bị phát tán nhanh, gây tổn hại đến chức năng dạ dày và ruột.

Tuy nhiên, khi chất thải này tích tụ quá nhiều sẽ khiến lỗ rốn trở nên mất vệ sinh, bốc mùi, thậm chí bị nhiễm trùng nấm có thể dẫn đến ngứa, nổi mẩn đỏ và chảy dịch mủ trắng.

Vì vậy, chúng ta cần phải vệ sinh rốn. Nhưng việc ngoáy rốn hoặc vệ sinh rốn không đúng cách sẽ dẫn đến nguy cơ da vùng rốn bị tổn thương, viêm nhiễm. Điều này giúp vi khuẩn có thể xâm nhập vào mạch máu qua lỗ rốn.

Vì vậy, bạn cần phải vệ sinh rốn nhẹ nhàng bằng những vật mềm, ẩm hoặc dùng vật mềm chà sát nhẹ nhàng trực tiếp dưới vòi nước mỗi tuần một lần.

 
Từ khóa tìm kiếm: vì sao có rốn, chức năng của rốn, cách vệ sinh rốn, tìm hiểu về rốn

Bình luận

Giải bài tập những môn khác