Giải thích: Vì sao khi bị cảm mạo mũi không ngửi được mùi?

Mùi vị ngửi được là do tế bào khứu giác ở bên trong mũi. Những tế bào này nằm trên niêm mạc của đỉnh xoang mũi. Trong tình trạng bình thường mùi vị bay vào xoang mũi, sẽ kích thích các tế bào khứu giác, lúc đó chúng ta nhận biết được mùi gì ngay.

Giải thích: Vì sao khi bị cảm mạo mũi không ngửi được mùi?

Bệnh cảm mạo là gì?

Bệnh cảm mạo trong dân gian còn gọi là thương phong, mạo phong (cảm gió), ngoại cảm, mạo hàn (cảm lạnh). Đây là tên gọi chung của các chứng sinh ra khi cơ thể nhiễm phải tà khí của bốn mùa trong năm gây nên, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc khí hậu biến đổi đột ngột từ nóng sang lạnh và ngược lại. Lúc này, do sức đề kháng của cơ thể suy giảm, chính khí yếu  nên tà khí dễ dàng xâm nhập vào cơ thể mà sinh ra bệnh.

Trường hợp nhẹ, tà khí chỉ phạm phải da lông được gọi là cảm mạo. Trường hợp nặng, tà khí ăn sâu vào kinh lạc thì gọi là trúng phong hàn. 

Bệnh cảm mạo có khả năng tái phát cao, người bệnh có thể bị lại vào bất kỳ mùa nào trong năm, đặc biệt là mùa Đông Xuân khi thời tiết lạnh giá. Bệnh có thể gây ra  nhiều triệu chứng khó chịu ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt cũng như lao động hàng ngày.

Vì sao khi bị cảm mạo mũi không ngửi được mùi?

Mùi vị ngửi được là do tế bào khứu giác ở bên trong mũi. Những tế bào này nằm trên niêm mạc của đỉnh xoang mũi. Trong tình trạng bình thường mùi vị bay vào xoang mũi, sẽ kích thích các tế bào khứu giác, lúc đó chúng ta nhận biết được mùi gì ngay. Khi đã mắc phải cảm mạo, các vi khuẩn sinh sôi nảy nở trong khoang mũi, niêm mạc mũi bị sung huyết sưng phồng lên, có khi còn bị bịt chặt lỗ mũi làm ngăn cản sự hít thở, mùi vị mà mũi ngửi được liền giảm đi. Vả lại, khi niêm mạc mũi bị sung huyết, sưng phồng, nước mũi tăng lên, số nước mũi này phủ lên niêm mạc mũi, giống như phủ lên một lớp thảm, ngăn chặn sự kích thích mùi vị đối với tế bào khứu giác. Cho nên, khi bị cảm mạo chúng ta không ngửi được mùi nữa.

Cách phòng ngừa cảm mạo

Mùa rét cần giữ ấm và đeo khẩu trang khi đi ra đường để tránh cảm lạnh. Khi nơi ở có dịch cúm cần phòng bệnh bằng cách:

Uống rượu tỏi: 100g tỏi giã nát ngâm với 1/2 lít rượu 60 độ, ngâm trong 2 ngày, lọc trong, mỗi tuần uống 3 lần, mỗi lần uống 20-30 giọt với nước sôi để nguội.

Nhỏ mũi bằng nước tỏi: nước sôi để nguội hòa với tỏi đã giã (3 nhánh tỏi pha từ 10-15 giọt nước) lọc nước trong, nhỏ vào mũi. Không được nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh (mà chỉ nên cho ngửi).

 
Từ khóa tìm kiếm: cảm mạo là gì, cảm cúm là gì, cảm mạo không ngửi được mùi

Bình luận

Giải bài tập những môn khác