Giải thích: Vì sao khi để lâu, bánh ngọt và bánh mì lại cứng còn bánh quy lại mềm?

Câu trả lời căn bản do bánh mì có liên quan đến các tinh thể tinh bột trong bột mì bị hóa keo khi nướng (chúng hút nước và trở nên mềm). Loại tinh bột này từ từ kết tinh sau vài ngày trong quá trình thoái hóa tinh bột và làm cho bánh mì trở nên cứng hơn...

Giải thích: Vì sao khi để lâu, bánh ngọt và bánh mì lại cứng còn bánh quy lại mềm?

Vì sao khi để lâu, bánh ngọt và bánh mì lại cứng còn bánh quy lại mềm?

Câu trả lời căn bản do bánh mì có liên quan đến các tinh thể tinh bột trong bột mì bị hóa keo khi nướng (chúng hút nước và trở nên mềm). Loại tinh bột này từ từ kết tinh sau vài ngày trong quá trình thoái hóa tinh bột và làm cho bánh mì trở nên cứng hơn.

Tinh bột trong bánh quy cũng theo giống quá trình này nhưng lại có thể bị lấn át bởi tác dụng của đường có trong công thức của nhiều loại bánh quy.

Đường sẽ hút lấy nước từ không khí và là nguyên nhân làm cho bánh bị mềm. Bánh ngọt có thể trở nên cứng cũng có thể mềm tùy vào công thức làm bánh và cả hai quá trình có thể chịu ảnh hưởng bởi những thành phần khác trong bánh.

Bánh kem để được trong bao lâu?

Nếu ở nhiệt độ thường (từ khoảng 20 - 40 độ C) thì bánh kem chỉ để được khoảng 2 - 5 giờ đồng hồ. Nếu qua khoảng thời gian ấy, nguy cơ bánh bị hỏng là rất cao. Với bánh kem, nếu chịu khó nhìn kỹ sẽ thấy lớp kem trên bề mặt không còn mịn nữa mà bị phù lên (hay còn gọi là sình), lớp bánh bên trong có thể bị chua trong trường hợp hỏng nặng. Nếu ở nhiệt độ mát của tủ lạnh, tuổi thọ của bánh kem cũng chỉ vào khoảng 2 ngày.

Tại sao bánh quy bạn ăn vẫn thường có lỗ?

Hóa ra, trong quá trình nướng bánh, nếu không có những lỗ nhỏ ấy thì bánh quy sẽ không được nướng một cách đúng quy chuẩn. Những lỗ nhỏ ấy sẽ cho phép hơi thoát ra khỏi bánh trong quá trình nướng.

Việc thoát hơi này sẽ giúp chiếc bánh được mỏng dẹt theo đúng hình dạng mà bạn thấy. Bên cạnh đó, những lỗ nhỏ ấy còn tạo được độ giòn nhất định trong quá trình nướng.

Khi làm bánh quy, bột nhào được lát phẳng trên một tấm vải. Những tấm vải đó sẽ được đưa qua một loại máy đục lỗ đặc biệt. Số lượng lỗ cũng như khoảng cách giữa các lỗ sẽ phụ thuộc vào kích cỡ của chiếc bánh quy.

Nếu như các lỗ quá gần nhau, chiếc bánh sẽ trở nên quá khô và cứng, bởi lượng hơi thoát ra sẽ vượt quá quy chuẩn. Ngược lại, nếu như các lỗ nhỏ ấy quá xa nhau, bề mặt chiếc bánh sẽ nổi lên những bong bóng nhỏ, do hơi cố gắng thoát ra những không được. Chắc hẳn một chiếc bánh quy đầy “mụn nhọt” sẽ không bán được cho ai cả.

 
Từ khóa tìm kiếm: tại sao bánh mì cứng, tại sao bánh quy mềm, bánh ngọt để lâu

Bình luận

Giải bài tập những môn khác