Giải thích: Vì sao khi đói, bụng lại sôi?

Tiếng kêu phát ra là tiếng động của nước, không khí và thức ăn đang được dồn xuống qua một lối ra nhỏ. Sự co bóp không mấy dễ chịu này báo hiệu cho chúng ta biết, đã đến lúc dạ dày cần thêm thức ăn.

Giải thích: Vì sao khi đói, bụng lại sôi?

Vì sao khi đói, bụng lại sôi?

Khi dạ dày trống rỗng và lượng đường trong máu quá thấp, chúng ta sẽ có cảm giác đói. Các cơ của thành dạ dày và ruột co lại, đẩy phần thức ăn đã tiêu hóa của bữa ăn trước đó xuống ruột già. Tiếng kêu phát ra là tiếng động của nước, không khí và thức ăn đang được dồn xuống qua một lối ra nhỏ. Sự co bóp không mấy dễ chịu này báo hiệu cho chúng ta biết, đã đến lúc dạ dày cần thêm thức ăn.

Nếu bụng chúng ta lại trống rỗng rất lâu nữa, thì các cơ của thành dạ dày lại tiếp tục co bóp, mạnh hơn lần trước. Các tế bào thần kinh ở niêm mạc dạ dày báo hiệu lên não tạo ra phản xạ co bóp khi đói. Rất nhiều khí và thức ăn đã tiêu hóa được nén chặt xuống trong dạ dày rỗng, khiến tiếng sôi càng to hơn. Ngoài ra, bụng trống rỗng thì tiếng kêu lại càng vang hơn so với bụng no.

Một số nhà khoa học cho rằng có thể triệu chứng sôi bụng là cách để cơ thể tự làm sạch, tống các mẩu thức ăn thừa và vi khuẩn ra ngoài. Sự co bóp khi đói thường bắt đầu ở phần dưới của bụng, tiếp tục xuống đến ruột non. Quá trình này kéo dài từ 10 đến 20 phút và có thể tái diễn sau mỗi 2 tiếng đồng hồ, cho đến khi dạ dày được nạp thêm thức ăn.

Lợi ích của việc uống nước vào sáng sớm khi bụng đói

  • Hỗ trợ giảm cân
  • Loại trừ độc tố
  • Làm sạch ruột
  • Giảm lượng calo
  • Cải thiện năng lực tâm thần
  • Hỗ trợ tiêu hóa
  • Tăng cường miễn dịch
  • Ngăn ngừa nhức đầu
  • Giữ các cơ quan nội tạng khỏe mạnh
  • Làm sạch làn da
  • Tăng năng lượng
 
Từ khóa tìm kiếm: tại sao bụng đói lại sôi, uống nước khi đói

Bình luận

Giải bài tập những môn khác