Giải thích: Vì sao giun sống được trong cơ thể người?

Một số loại giun sống được trong cơ thể các loại động vật khác, hút các chất dinh dưỡng từ cơ thể vật chủ. Ngay cả cơ thể con người cũng là môi trường kí sinh của một số loài giun. Đây là loài vật sống kí sinh, có loài sống kí sinh cả đời trong cơ thể người như giun đũa.

Giải thích: Vì sao giun sống được trong cơ thể người?

Vì sao giun có thể sống được trong cơ thể người?

Một số loại giun sống được trong cơ thể các loại động vật khác, hút các chất dinh dưỡng từ cơ thể vật chủ. Ngay cả cơ thể con người cũng là môi trường kí sinh của một số loài giun. Đây là loài vật sống kí sinh, có loài sống kí sinh cả đời trong cơ thể người như giun đũa.

Đa phần, chúng là những sinh vật ăn bám, gây hại cho cơ thể người, chúng thường đi vào cơ thể con người thông qua đường tiêu hóa, do ăn uống không hợp vệ sinh, điều kiện sinh hoạt không đảm bảo. Vì thế để phòng chống loại kí sinh đáng ghét này, chúng ta cần phải rửa tay trước khi ăn và chỉ ăn đồ ăn được nấu chín, nước uống được đun sôi để nguội. 

Vì sao cần phải tẩy giun đúng định kì cho trẻ?

  • Thứ nhất, giun sinh sống trong đường ruột của trẻ chúng sẽ ăn thức ăn của bé ở hệ tiêu hóa, hút bớt hết dinh dưỡng của bé, nhất là đường. Do vậy sẽ khiến con bị thiếu chất, gây ra suy dinh dưỡng, còi xương và chậm lớn.
  • Thứ hai, giun chủ yếu sống trong ruột nên sẽ gây rối loạn tiêu hoá, từ đó khiến trẻ liên tục bị táo bón hoặc tiêu chảy. Đó cũng là lý do vì sao dù bé đã cải thiện ăn uống rất đảm bảo hoặc dùng thuốc mà vẫn bị tiêu chảy và táo bón.
  • Thứ ba, giun sán làm suy giảm sức đề kháng của trẻ. Các mẹ nên biết ở đường ruột có chứa rất nhiều kháng thể quan trọng giúp nâng cao hệ miễn dịch của bé. Tuy nhiên một khi đường ruột đã bị giun sán tấn công sẽ khiến cho hệ miễn dịch bị suy giảm trầm trọng, là nguyên nhân khiến bé dễ mắc các bệnh nhiễm trùng khác.
  • Thứ tư, bị nhiễm giun kéo dài sẽ gây ra các triệu chứng đau bụng giống như triệu chứng đau khi bị bệnh về dạ dày, giun sinh sống lâu gây rối loạn tiêu hóa và có thể gây ra nhiều bệnh lý khác.
  • Thứ năm, có nhiều trường hợp do bé quá nhiều giun đã xâm nhập vào cả ống mật và gây tắc ống mật cực kỳ nguy hiểm, có khi phải mổ để lấy giun ra ngoài.
  • Thứ sáu, với trường hợp bị giun kim thì giun thường chui ra ngoài lỗ hậu môn để đẻ trứng. Mà ở các bé nữ thì hậu môn lại gần với vùng kín nên chúng sẽ di chuyển tới hậu môn gây viêm nhiễm vùng kín.
  • Thứ bảy, gây thiếu máu. Do giun sán hút hết dinh dưỡng nên bé không đủ chất để sản sinh ra máu, lâu dần sẽ gây thiếu máu trầm trọng, cực kỳ nguy hiểm.

Khi tẩy giun cho trẻ cần lưu ý điều gì?

  • Chỉ tẩy giun định kỳ khi trẻ 2 tuổi trở lên. Trẻ dưới 2 tuổi nếu phát hiện hoặc nghi ngờ nhiễm giun thì nên đưa đi khám để làm xét nghiệm
  • Có một số bệnh chống chỉ định với thuốc tẩy giun vì vậy cha mẹ cần kiểm tra sức khỏe trẻ trước khi quyết định tẩy giun cho con.
  • Thuốc tẩy giun cũng có một số tác dụng phụ ít gặp sau khi dùng thuốc như trẻ có thể đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy thoáng qua, những triệu chứng này thường nhẹ và sẽ tự khỏi. 
  • Trước khi cho trẻ uống thuốc tẩy giun, bố mẹ nên cho trẻ ăn no.
  • Cố gắng giữ gìn vệ sinh nhà cửa, cho trẻ rửa tay thường xuyên trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, giữ gìn vệ sinh ăn uống, bảo đảm ăn chín, uống sôi…
Từ khóa tìm kiếm: giun sống trong cơ thể, tại sao phải tẩy giun, lưu ý khi tẩy giun, tại sao giun sống trong cơ thể người

Bình luận

Giải bài tập những môn khác