Giải thích: Vì sao muỗi thường mất tích vào mùa đông?

Các loài ruồi sinh sống ở các miền khác nhau sống qua mùa đông với phương thức khác nhau. Ở phương bắc giá rét, đa số ruồi sống qua mùa đông dưới hình thức nhộng, nhưng ở phương Nam đỡ rét hơn, một số ruồi sống qua mùa đông dưới dạng ấu trùng đã trưởng thành.

Giải thích: Vì sao muỗi thường mất tích vào mùa đông?

Giới thiệu về loài muỗi

  • Muỗi là một nhóm sinh vật thuộc lớp côn trùng hợp thành họ Culicidae, bộ Hai cánh (Diptera).
  • Chúng có một đôi cánh vảy, một đôi cánh cứng, thân mỏng, các chân dài. Muỗi đực hút nhựa cây và hoa quả để sống, muỗi cái hút thêm máu người và động vật. Kích thước thay đổi theo loài, nhưng ít khi lớn hơn vài mm. Đa số có trọng lượng khoảng 2 đến 2,5 mg. Chúng có thể bay với tốc độ 1,5 đến 2,5 km/h.
  • Muỗi đã tồn tại trên hành tinh của chúng ta khoảng 170 triệu năm.

Vì sao muỗi mất tích vào mùa đông?

Các loài ruồi sinh sống ở các miền khác nhau sống qua mùa đông với phương thức khác nhau. Ở phương bắc giá rét, đa số ruồi sống qua mùa đông dưới hình thức nhộng, nhưng ở phương Nam đỡ rét hơn, một số ruồi sống qua mùa đông dưới dạng ấu trùng đã trưởng thành.

Trong mùa đông, ấu trùng ruồi đã trưởng thành thường đậu yên ở những nơi kín gió có ánh nắng mặt trời như dưới mái hiên, khe tường, chuồng súc vật, nhà xí… chúng không bay và cũng không ăn uống gì. Nhưng chúng không chết bởi lẽ trước mùa đông chúng đã dự trữ chất dinh dưỡng dưới dạng mỡ trong cơ thể. Lớp mỡ này được cơ thể ruồi sử dụng dần cho đến mùa xuân ấm áp chúng mới bay ra hoạt động bình thường.

Muỗi cũng có nhiều loài, mỗi loài có phương thức sống qua mùa đông khác nhau. Có loài tồn tại trong mùa đông dưới dạng trứng, đến mùa xuân mới nở thành ấu trùng. Có loài sống qua mùa đông bằng cách lẩn trốn vào những nơi kín gió như góc nhà, gậm giường, hốc cây… đến mùa xuân mới bay ra đẻ trứng. Cũng có loài muỗi sống qua mùa đông dưới dạng bọ gậy, chúng có thể sống dưới đáy hồ đóng băng, đợi mùa xuân đến mới phát triển và lột xác thành muỗi.

Cách để tiêu diệt loài muỗi

  • Dùng sinh vật: nuôi cá hoặc lươn để ăn bọ ngậy, nuôi thằn lằn, chuồn chuồn để bắt muỗi. Ngoài ra có thể sử dụng  Mesocyclops để diệt lăng quăng
  • Cải tạo môi trường: Nạo vét cống rãnh, vũng nước, phát quang bụi rậm, sử dụng bồn chứa nước sinh hoạt kín hoặc dọn dẹp nhà cửa.
  • Bẫy điện: Sử dụng đèn bẫy muỗi hoặc vợt điện....
  • Dùng hóa chất: Dùng thuốc xịt hoặc hương xua muỗi. Tuy nhiên, sử dụng hóa chất là giải pháp cuối cùng bạn nên sử dụng vì nó vẫn để lại một tác hại cho con người.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác