Giải thích: Lí giải cá sống ở biển có mặn như nước biển không?

Câu trả lời là không. Thực tế những con cá biển như cá thu, cá ngừ chúng ta ăn không hề mặn chát như nước biển. Nếu chúng ta có ăn các loài cá biển ấy thấy có vị mặn là chúng được xử lí ướp muối để có thể giữ được lâu hơn.

Giải thích: Lí giải cá sống ở biển có mặn như nước biển không?

Cá sống ở biển có mặn như nước biển không?

Câu trả lời là không. Thực tế những con cá biển như cá thu, cá ngừ chúng ta ăn không hề mặn chát như nước biển. Nếu chúng ta có ăn các loài cá biển ấy thấy có vị mặn là chúng được xử lí ướp muối để có thể giữ được lâu hơn.

Cá sống trong nước biển có thể phân thành 2 loại lớn: Loài cá xương cứng và loài cá xương mềm.

Trong mang của loài cá xương cứng có một loại tế bào có tác dụng đặc biệt, gọi là tế bào tiết ra muối. Tế bào tiết ra muối có thể tiết ra thành phần muối, chúng có thể hút thành phần muối trong máu, sau khi cô đặc chúng tiết muối ra ngoài cơ thể cùng với dịch nhớt. Các tế bào tiết ra muối này luôn làm việc với hiệu suất cao nên cá luôn giữ được thành phần muối thấp.

Việc loài cá xương mềm trong nước biển giữ cơ thể có thành phần muối thấp là cả một khả năng. Thường trong máu của các loài cá này, nồng độ máu cao hơn nồng độ nước biển, như vậy có thể giảm thiểu sự ngấm vào của thành phần muối, vì vậy, thịt của chúng vẫn luôn không bao giờ bị mặn.

Tại sao cá có loài có vảy, có loài không có vảy?

Đa số loài cá trên mình đều có một lớp vảy cứng bao bọc. Vảy là vật phát sinh của da cá, có chức năng bảo vệ cơ thể của cá, nhưng có một số loài trên mình không có vảy vì vảy của chúng đã bị thoái hóa. Ví dụ như con lươn, toàn thân lươn được phủ một lớp chất nhớt rất dính. Tuyến nội tiết trên da của chúng tiết ra một lượng lớn chất nhầy. Lớp nhầy này tuy không chống được sự tấn công va chạm của vật cứng nhưng có thể ngăn ngừa sự xâm phạm của khuẩn độc. Cũng do chất nhớt rất trơn nên khó mà bắt được chúng. Còn lớp vẩy trên mình cá chình bị thoái hóa thành lớp da mỏng, có rất nhiều mạch máu nhỏ để hỗ trợ hô hấp. Có có vảy hay không là do trong quá trình phát triển, chúng thích nghi với môi trường tự nhiên mà hình thành nên.

Tại sao vẩy cá phát sáng?

Trong lớp da thật và trên dưới những cái vẩy có phân bố rất nhiều tế bào sắc tố và tế bào ánh sáng. Nhưng nếu chỉ có tế bào sắc tố thôi thì không thể làm con cá hiện ra với màu sắc sán lạn như vậy được.

Trong lớp da của cá, còn có một loại tế bào ánh sáng, trong các tế bào này có bao hàm chất phân chim, chất phân rùa là những tinh thể không màu hoặc màu trắng, chúng tích tụ ở trong tế bào.

Khi ánh sáng chiếu đến thân con cá, thông qua sự phản xạ và can thiệp của những tinh thể trong tế bào, ánh hiện lên trước mắt chúng ta liền trở thành ánh sáng lấp lánh như bạc. Cho nên vẩy cá sáng lấp lánh, chủ yếu nhờ tác dụng của các tế bào ánh sáng.

Từ khóa tìm kiếm: cá biển có mặn như nước biển, thịt cá biển có mặn, tìm hiểu loài cá, vảy cá phát sáng

Bình luận

Giải bài tập những môn khác