Giải thích: Vì sao khi vết thương liền da thì sẽ cảm thấy ngứa?
Sở dĩ chúng ta cảm thấy ngứa ở vùng da xung quanh vết thương sắp lành là do chất histamin tạo nên quá trình loại bỏ vẩy trầy. Tuy nhiên, cách giải thích này vẫn còn nhiều thiếu sót bởi trong nhiều trường hợp, các vẩy trầy sẽ khiến chúng ta cảm thấy ngứa trước khi vết thương lành.
Vì sao khi vết thương liền da thì sẽ cảm thấy ngứa?
Sở dĩ chúng ta cảm thấy ngứa ở vùng da xung quanh vết thương sắp lành là do chất histamin tạo nên quá trình loại bỏ vẩy trầy. Tuy nhiên, cách giải thích này vẫn còn nhiều thiếu sót bởi trong nhiều trường hợp, các vẩy trầy sẽ khiến chúng ta cảm thấy ngứa trước khi vết thương lành.
Một cách lý giải nữa là khi da chúng ta bị rách thì các mạch máu cũng bị đứt ra. Khi vết thương bắt đầu lành, làn da non mới mọc rất mỏng và các mạch máu thậm chí rất nhạy cảm. Vì vậy, khi da bắt đầu lành lại thì các mao mạch này sẽ thông báo tín hiệu sai đến não và não sẽ lập tức ứng phó bằng cách ra lệnh cho tay gãi vào vết thương.
Ngoài ra, nhiều người lại cho rằng khi vết thương lành đi thì các vảy trầy sẽ kéo da non lại, làm cho các vùng da xung quanh vảy trầy trở nên ngứa ngáy. Ngoài ra, khi có da bị tổn thương thì có nghĩa là các mạch máu và các lỗ chân lông cũng bị ảnh hưởng. Vì vậy, vùng da không có dầu sẽ trở nên khô hơn, dẫn đến hiện tượng ngứa ngáy.
Cách chăm sóc vết thương và rút ngắn thời gian phục hồi
- Đối với vết thương nhỏ, bạn có thể làm sạch bằng xà phòng dịu nhẹ hoặc bằng khăn ẩm. Băng vết thương bằng băng gạc hoặc băng cá nhân.
- Đối với các vết thương lớn, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ xử lý.
- Sử dụng thuốc kháng sinh lên vết thương để tránh tình trạng nhiễm trùng.
- Thay băng mỗi ngày một lần, nên vệ sinh vết thương bằng khăn ẩm trước khi thay băng mới.
- Hạn chế gãi, cạy vảy da, điều này có thể khiến mô da bị tổn thương và gây ra sẹo.
- Khi vết sẹo mới hình thành, nên bảo vệ vùng da trước ánh nắng mặt trời. Vì tia UV có thể khiến vùng da này trở nên sạm màu và khó cải thiện hơn.
Bình luận