Giải thích: Vì sao vịt lại nổi trên mặt nước?
Loài vịt bơi trên mặt nước và sống trong nước có lẫn băng không có vấn đề gì cả, vì thân thể của chúng được bọc một lớp lông vũ rất dày. Tầng lông vũ này không thấm nước. Gần đuôi của loài vịt có một tuyến, tuyến đó có thể tiết ra một chất nhờn như dầu mỡ...
1. Vì sao vịt lại nổi trên mặt nước?
Loài vịt bơi trên mặt nước và sống trong nước có lẫn băng không có vấn đề gì cả, vì thân thể của chúng được bọc một lớp lông vũ rất dày. Tầng lông vũ này không thấm nước. Gần đuôi của loài vịt có một tuyến, tuyến đó có thể tiết ra một chất nhờn như dầu mỡ dùng để bôi trên lớp lông vũ, dưới lớp lông còn có một lớp lông tơ dày, có tác dụng bảo vệ. Chân của chúng có màng, trên màng không có dây thần kinh và mạch máu. Với đôi chân sinh ra đã như vậy, vịt còn lí do gì để sợ nước.
2. Vì sao vịt có thị giác tốt?
Vịt sở hữu thị giác tốt hơn chó, bạn tin không? Chúng có thể nhìn ra màu sắc, và nhờ vào vị trí mắt hai bên, góc nhìn của vịt gần như đạt tới 360 độ.
Vịt nhìn tốt hơn con người gấp 2 đến 3 lần. Mặc dù chúng chưa nhìn tốt vào ban đêm, mắt vịt chứa những tế bào hình nón mà con người không có, và giúp vịt nhìn thấy tia UV.
Chúng còn được tự nhiên ban tặng mí mắt thứ ba. Tất cả loài chim đều sở hữu 3 mí mắt. Ở vịt, đây là một lớp "màng nhầy" đóng vai trò như kính bơi nhằm cải thiện tầm nhìn lúc vịt ở dưới nước.
3. Điều bạn chưa biết: Vịt cảnh giác rất cao
Bạn hiếm khi nào khiến một con vịt bất ngờ. Chúng luôn luôn ở trạng thái cảnh giác cao. Rất khó để kẻ săn mồi "lén lút" đằng sau vịt trưởng thành. Những người thợ săn kháo nhau phải cực kì bất động khi đang ngắm bắn vịt.
Người ta chứng minh rằng vài loài vịt ngủ với một mắt mở. Nếu ngủ theo bầy, có loài sẽ ngủ theo hàng dài. Con phía cuối sẽ giữ nhiệm vụ canh gác mối nguy hiểm.
Một nghiên cứu vào năm 1999 cho thấy thói quen ngủ ở vịt rất thú vị. Khi ngủ với một bên mắt, chỉ một bán cầu não vịt là nghỉ ngơi, nửa kia vẫn thức. Chúng có khả năng điều khiển bán cầu não.
Bình luận