Giải thích: Vì sao có sẹo?
Sau khi làn da của chúng ta bị thương, tế bào ở sâu trong vết thương liên kết thành hợp chất xen-lu-lô kết dính có tính dai cao để nối chặt các mô da bị rách lại với nhau. Bên ngoài da, các tế bào biểu bì không ngừng sinh ra, che phủ lên mặt ngoài vết thương, sau khi liền thì lưu lại những dấu tích ấy, đó chính là sẹo.
Sẹo là gì?
Sẹo là các dấu vết trên da mà sau khi trên da bị tổn thương để lại như, vết cắt, bỏng, mụn, và các tổn thương hở... Sau khi trên da bị tổn thương các mô trên da và các tế bào da mới sẽ không khớp với các mô cũ dẫn tới các vết sẹo khác nhau như, sẹo lồi, sẹo lõm, sẹo thâm, sẹo trắng, sẹo rạn, sẹo rỗ... và có màu sắc cũng khác nhau như thâm, hoặc trắng...
Sẹo là hậu quả của sự tổn thương trên da, mức độ của các vết sẹo hình thành trên da sau tổn thương tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của vết thương và quá trình chăm sóc vết thương và cách điều trị sẹo giai đoạn cuối..
Vì sao có sẹo?
Sau khi làn da của chúng ta bị thương, tế bào ở sâu trong vết thương liên kết thành hợp chất xen-lu-lô kết dính có tính dai cao để nối chặt các mô da bị rách lại với nhau. Bên ngoài da, các tế bào biểu bì không ngừng sinh ra, che phủ lên mặt ngoài vết thương, sau khi liền thì lưu lại những dấu tích ấy, đó chính là sẹo. Về màu sắc thì sẹo hơi hồng hơn so với lớp da ban đầu, và cứng hơn lớp da xung quanh, có cảm giác đau ngứa khó chịu. Thời gian qua đi, cảm giác đau ngứa sẽ mất, vết sẹo chuyển thành một mô mềm màu xám nhạt và bằng phẳng hơn trước. Nếu vết sẹo không quá lớn, qua một thời gian nhất định, làn da không ngừng phục hồi, vết sẹo cuối cùng cũng dần nhạt đi, thậm chí biến mất.
Từ đó có thể thấy, việc hình thành vết sẹo là cách tự bảo vệ và thích ứng của cơ thể với môi trường bên ngoài.
Thực phẩm người bị sẹo lồi không nên ăn
Người có cơ địa sẹo lồi cần kiêng tránh những thực phẩm có tính hàn hoặc có thể khiến vết thương lâu bong vảy, viêm mủ từ bên trong. Dưới đây là danh sách các món ăn bạn cần hạn chế nạp vào cơ thể để tránh để lại sẹo lồi:
- Rau muống: Theo quan niệm dân gian, rau muống là nguyên nhân chính dẫn tới sẹo lồi nếu bạn không có chế độ kiêng khem chặt chẽ thời kỳ da lành vết thương. Rau muống có tính hàn, khi nạp vào cơ thể sẽ làm tăng sinh 1 lượng lớn Collagen mới. Từ đó, lượng da thừa sẽ đùn lên nhiều tạo thành sẹo lồi.
- Thịt gà: Khi vết thương vẫn còn chưa lành hẳn miệng nếu bạn ăn thịt gà sẽ làm ngứa tại vùng da đó. Đồng thời thịt gà còn làm vết thương khó lành hơn, nguy cơ để lại sẹo lồi rất cao.
- Thịt bò: Tuy là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng thịt bò có thể làm xáo trộn các mô sợi Collagen tăng sinh trong quá trình làm lành vết thương. Do đó, bị sẹo không nên ăn thịt bò để giảm thiểu tối đa khả năng tạo sẹo lồi sau khi vết thương hồi phục
- Hải sản, thực phẩm có tính tanh: Cũng giống như rau muống, hải sản và thực phẩm có tính tanh luôn được xếp vào danh sách nên kiêng khi bị sẹo. Chúng có tính hàn và làm các mô sợi Collagen sinh sản nhanh chóng gây nên sẹo lồi. Bạn cần hết sức chú ý không nên ăn đồ biển trong thời gian đang hồi phục vết thương.
- Đồ nếp: Khác với hải sản hay rau muống, các thực phẩm được chế biến từ gạo nếp đều có tính nóng. Chính vì thế, khi bạn nạp các thức ăn đồ nếp vào cơ thể khi đang bị vết thương sẽ làm chúng bị viêm mủ, sưng nề hơn. Khi đó vết thương sẽ trở nên khó liền và khả năng hình thành sẹo lồi rất cao.
Bình luận