Giải thích: Vì sao mặt trời có thể tỏa ánh sáng và tỏa nhiệt?

Nhìn ngôi sao ban đêm và mặt trời ban ngày, ta khó mà tin được đó là cùng một loại thiên thể. Mặt trời đích thị là một ngôi sao, ngôi sao gần trái đất nhất. Có thể nói đời sống vạn vật trên trái đất lệ thuộc chặt chẽ vào mặt trời.

Giải thích: Vì sao mặt trời có thể tỏa ánh sáng và tỏa nhiệt?

Mặt trời là gì?

Mặt Trời, cũng gọi là Thái Dương (太陽) hoặc Nhật (日), là ngôi sao ở trung tâm Hệ Mặt Trời, chiếm khoảng 99,86% khối lượng của Hệ Mặt Trời. Trái Đất và các thiên thể khác như các hành tinh, tiểu hành tinh, thiên thạch, sao chổi, và bụi quay quanh Mặt Trời. Khoảng cách trung bình giữa Mặt Trời và Trái Đất xấp xỉ 149,6 triệu kilômét (1 Đơn vị thiên văn AU) nên ánh sáng Mặt Trời cần 8 phút 19 giây mới đến được Trái Đất. Trong một năm, khoảng cách này thay đổi từ 147,1 triệu kilômét (0,9833 AU) ở điểm cận nhật (khoảng ngày 3 tháng 1), tới xa nhất là 152,1 triệu kilômét (1,017 AU) ở điểm viễn nhật (khoảng ngày 4 tháng 7). Năng lượng Mặt Trời ở dạng ánh sáng hỗ trợ cho hầu hết sự sống trên Trái Đất thông qua quá trình quang hợp, và điều khiển khí hậu cũng như thời tiết trên Trái Đất. Thành phần của Mặt Trời gồm hydro (khoảng 74% khối lượng, hay 92% thể tích), heli (khoảng 24% khối lượng, 7% thể tích), và một lượng nhỏ các nguyên tố khác, gồm sắt, nickel, oxy, silic, lưu huỳnh, magiê, carbon, neon, canxi, và crom. Mặt Trời có hạng quang phổ G2V. G2 có nghĩa nó có nhiệt độ bề mặt xấp xỉ 5.778 K (5.505 °C) khiến nó có màu trắng, và thường có màu vàng khi nhìn từ bề mặt Trái Đất bởi sự tán xạ khí quyển.

Vì sao Mặt trời có thể tỏa sáng và tỏa nhiệt?

Nhìn ngôi sao ban đêm và mặt trời ban ngày, ta khó mà tin được đó là cùng một loại thiên thể. Mặt trời đích thị là một ngôi sao, ngôi sao gần trái đất nhất. Có thể nói đời sống vạn vật trên trái đất lệ thuộc chặt chẽ vào mặt trời.

Không có sức nóng của mặt trời, sự sống không thể khởi phát được. Mà dầu cho có khởi phát được thì cũng không thể tồn tại được. Không có ánh sáng mặt trời thì làm gì có cây cỏ. Nếu như không có cây cỏ thì loài người, loài vật lấy gì mà ăn?

Mặt trời ở cách xa trái đất khoảng 149.500.000 km, thể tích mặt trời lớn hơn 1,3 triệu lần thể tích trái đất. Điều thú vị là mặt trời chỉ là khối hơi khổng lồ chứ không phải là thể rắn như trái đất. Bằng cách nào dám quả quyết mặt trời chỉ là một khối hơi? Nhiệt độ bề mặt của mặt trời vào khoảng 6.500 độ C. Nhiệt độ này chẳng những đủ

để làm nóng chảy mà còn làm bốc hơi bất cứ thứ kim loại, hoặc thứ đá nào. Vậy mặt trời là một khối hơi không phải là một khẳng định võ đoán đâu.

Thời trước các nhà khoa học cho rằng sở dĩ mặt trời tỏa sáng tỏa nhiệt là nhờ đốt cháy nguyên liệu gì đó. Nhưng đâu phải mặt trời mới chiếu sáng và tỏa nhiệt mới vài triệu năm trước đây mà nó đã như vậy hàng trăm triệu năm rồi. Vậy thì nguyên liệu chất chứa ở đâu mà lôi ra đốt dữ vậy?

Ngày nay các nhà khoa học tin rằng nhiệt và quang của mặt trời là kết quả của quá trình giống như quá trình xảy ra khi nổ bom nguyên tử, nghĩa là quá trình vật chất biến thành năng lượng. Hiện tượng biến đổi này khác với hiện tượng đốt cháy, đốt cháy là vật chất từ dạng này biến thành dạng khác. Thí dụ củi biến thành tro chẳng hạn. Nhưng khi vật chất biến thành năng lượng thì chỉ cần rất ít cũng có thể biến thành năng lượng khổng lồ. Một ounce (tức 28,35 gram) vật chất có thể tạo ra một năng lượng đủ để làm tan chảy một triệu tấn đá.

Vậy, nếu giả thiết này đúng thì mặt trời thường xuyên phát quang và tỏa nhiệt từ hồi nào tới giờ nhưng đâu có hao hớt gì bao nhiêu khối lượng của nó. Người ta ước tính rằng chỉ dùng chưa tới một phần trăm khối lượng của mình, mặt trời có thể liên tục phát quang và tỏa nhiệt trong vòng 150 tỷ năm.

Từ khóa tìm kiếm: vì sao mặt trời chiếu sáng, vì sao mặt trời tỏa nhiệt, tìm hiểu mặt trời

Bình luận

Giải bài tập những môn khác