Giải thích: Vì sao một số cây rỗng thân vẫn sống được?

Các loài như ngô, lúa nước, lau sậy, tre, nứa... đều rỗng thân. Trong cùng của phần trụ là tủy cây, nơi dự trữ thức ăn. Các loại cây họ thảo rỗng thân, đó là vì phần tủy cây đã sớm bị thoái hóa.

Giải thích: Vì sao một số cây rỗng thân vẫn sống được?

1. Thân cây là gì? 

Thân cây là một bộ phận trên cơ thể thực vật bậc cao. Thân cây chuyển tiếp giữa gốc rễ với cành lá. Thân cây thường làm chức năng dẫn truyền nước, muối khoáng và các chất hữu cơ đi nuôi cây trên cơ thể thực vật, thân cây có thể đảm nhiệm chức năng nâng đỡ cây và dự trữ chất dinh dưỡng.

2. Vì sao một số cây rỗng thân vẫn sống được?

Các loài như ngô, lúa nước, lau sậy, tre, nứa... đều rỗng thân. Trong cùng của phần trụ là tủy cây, nơi dự trữ thức ăn. Các loại cây họ thảo rỗng thân, đó là vì phần tủy cây đã sớm bị thoái hóa. Khi còn non, thân cây vốn đặc nhưng sau quá trình tiến hóa lâu dài, phần tủy này tiêu biến theo hướng có lợi cho cây. Mô chống đỡ và bó mạch gỗ trong thân cây giống như giầm trong kiến trúc bê tông cốt sắt, có có cây mới đứng thẳng không đổ.

2. Những biến dạng của thân

Với những chuyên biệt để thích nghi với điều kiện sinh thái, nhiều loài thực vật đã có những biến đổi phần thân mang các chức năng đặc biệt.

  • Thân ngầm: Hình thái thân cây này chủ yếu nằm ẩn dưới mặt đất, đại diện cho thực vật là các phần thân khí sinh. Có thể thân này là bộ phận dự trữ chất dinh dưỡng chủ yếu (dong, giềng), nhiều khi chỉ đóng vai trò phân nhành khí sinh (tre, trúc).
  • Thân củ: Khoai tây, su hào, Khoai môn,củ hành, khoai mì,cà rốt
  • Thân hành: Các loài Thủy tiên, Hành, Tỏi,...
  • Thân mọng nước: Xương rồng,...
  • Thân rễ: dong ta, gừng, nghệ, cỏ tranh,....
  • Giò thân: củ cải, củ từ,...
  • Cành hình lá: cây quỳnh, càng cua,....
  • Gai: mọc ở nách lá do cành biến đổi làm nhiệm vụ bảo vệ thân như chanh, bưởi,....
Từ khóa tìm kiếm: thân cây rỗng, thân rỗng cây vẫn sống, cây rỗng thân, tìm hiểu thân cây

Bình luận

Giải bài tập những môn khác