Giải thích: Vì sao ớt lại cay?

Mỗi loài thực vật đều có cách bảo vệ mình khác nhau trước động vật ăn quả, ví dụ: Mít thì lắm gai, quả dừa có vỏ rất cứng... Trong quá trình phát triển và tiến hóa của mình ớt cũng cần có thứ vũ khí...

Giải thích: Vì sao ớt lại cay?

Ớt là gì?

Ớt là một loại quả của các cây thuộc chi Capsicum của họ Cà (Solanaceae). Ớt có nguồn gốc từ châu Mỹ; ngày nay nó được trồng khắp nơi trên thế giới và được sử dụng làm gia vị, rau, và thuốc.

Vì sao ớt lại cay?

Mỗi loài thực vật đều có cách bảo vệ mình khác nhau trước động vật ăn quả, ví dụ: Mít thì lắm gai, quả dừa có vỏ rất cứng... Trong quá trình phát triển và tiến hóa của mình ớt cũng cần có thứ vũ khí để chặn đứng loài thú ăn quả và phá hoại của chúng, đó là vị cay. Vị cay này có được là do trong ớt có chất capsaicin. Chất này kích thích các vùng da và lưỡi của động vật và con người khiến chúng ta cảm nhận thấy cái nóng, đau đánh lừa não rằng nó đang "đốt cháy" chúng ta. 

Loại ớt nào cay nhất thế giới?

Người có công xác lập thang đo độ cay của ớt là Wilbur Scoville (1865-1942), một dược sĩ người Mỹ. Ban đầu Scoville pha tinh chất ớt tươi với nước đường và cho một nhóm tình nguyện viên nếm thử, sau đó pha loãng hợp chất trên cho đến khi không còn cảm giác cay nữa. Kết quả, mức độ pha loãng của hợp chấy sẽ được dùng để xác định độ cay của ớt.

Chẳng hạn, một loại ớt có độ cay bằng không sẽ không cần pha loãng và gần như không có capsaicin. Ngược lại, một loại ớt có độ cay 200.000 (đơn vị: SHU) nghĩa là từ tinh chất phải pha loãng 200.000 lần mới được một hợp chất không cay.

Dù phương pháp Scoville được áp dụng rộng rãi nhưng nhiều người vẫn cho rằng do dựa vào cảm nhận chủ quan của người thử, phương pháp không có được độ chính xác tuyệt đối.

Dựa theo thang đo Scoville, giống ớt Bhot Jolokia (hay ớt rồng đỏ Naga, xuất hiện chủ yếu ở các vùng Assam và Nagaland của Ấn Độ) được Sách kỷ lục thế giới Guinness công nhận là loại ớt cay nhất thế giới năm 2007. Độ cay của loại ớt này dao động quanh mức 855.000 SHU và có thể đạt đến 1.000.000 SHU.

Tuy nhiên, kỷ lục này liên tiếp bị phá vỡ. Năm 2011, lần lượt các giống ớt Infinity, ớt rắn thần Naga và ớt bò cạp Trinidad leo lên đỉnh bảng độ cay, đến năm 2012, giống ớt bò cạp Trinidad Moruga vị trí quán quân trước khi nhường lại ngôi vô địch cho ớt Carolina Reaper một năm sau. 

Cho đến nay, những giống ớt mới với độ cay khủng không ngừng được phát hiện thêm.

Từ khóa tìm kiếm: tại sao ớt lại cay, ớt do đâu mà cay, nguyên nhân ớt cay, loại ớt cay nhất

Bình luận

Giải bài tập những môn khác