Giải thích: Cơ thể đã chiến thắng vi trùng gây bệnh bằng cách nào?

Chúng ta dùng mắt thường không thể nhìn thấy vi trùng, chúng phân bố rất rộng, dường như đâu đâu cũng có, một số vi trùng lại có khả năng sinh tồn rất mạnh. Cơ thể con người không có cách nào chống lại được chúng sao?

Giải thích: Cơ thể đã chiến thắng vi trùng gây bệnh bằng cách nào?

Vi khuẩn là gì?

Vi khuẩn hay vi trùng, là một vi sinh vật nhân sơ đơn bào có kích thước rất nhỏ; một số thuộc loại ký sinh trùng. Vi khuẩn là một nhóm sinh vật đơn bào, không phải thực vật hay động vật, có kích kích thước hiển vi và thường có cấu trúc tế bào đơn giản không có nhân, bộ khung tế bào và các bào quan như ty thể và lục lạp.

Vi khuẩn là nhóm hiện diện đông đảo nhất trong sinh giới. Chúng hiện diện khắp nơi trong đất, nước, chất thải phóng xạ, bên trong những sinh vật khác. Vi khuẩn được cho là sinh vật đầu tiên xuất hiện trên trái đất, khoảng 4 tỷ năm trước. Hóa thạch lâu đời nhất được biết đến là của các sinh vật giống như vi khuẩn. Một gram đất thường chứa khoảng 40 triệu tế bào vi khuẩn. Một mililit nước ngọt thường chứa khoảng một triệu tế bào vi khuẩn. Trái đất được ước tính chứa ít nhất 5 tỷ loại vi khuẩn và phần lớn sinh khối của trái đất được cho là tạo thành từ vi khuẩn.

Có những loại vi khuẩn nào?

Có nhiều các loại vi khuẩn khác nhau. Một cách phân loại chúng là theo hình dạng: Hình cầu, hình que, hình xoắn, hình dấu phẩy (phẩy khuẩn), hình sợi....

  • Cầu khuẩn là những vi khuẩn có hình cầu, nhưng cũng có thể là hình bầu dục hoặc ngọn nến, cầu khuẩn được gọi là cocci, có đường kính trung bình khoảng 1 μm. Cầu khuẩn được chia thành:
  • Song cầu (Diplococci) là những cầu khuẩn đứng thành từng đôi như phế cầu (Streptococcus pneumoniae), lậu cầu (Neisseria gonorrhoeae).
  • Liên cầu khuẩn (Streptococci) là những cầu khuẩn đứng thành chuỗi.
  • Tụ cầu (Staphylococci) là những cầu khuẩn đứng thành từng đám như chùm nho như tụ cầu vàng.
  • Trực khuẩn: Là tên chung của tất cả vi khuẩn có hình que, kích thước của chúng thường từ 0,5-1,0-4 μm.
  • Xoắn khuẩn: Là tên gọi của những vi khuẩn có hai vòng xoắn trở lên, kích thước thay đổi 0,5-3-5-40 μm. Xoắn khuẩn đa số thuộc loại hoại sinh, một số rất ít có khả năng gây bệnh.

Cơ thể đã chiến thắng vi trùng gây bệnh bằng cách nào?

Chúng ta dùng mắt thường không thể nhìn thấy vi trùng, chúng phân bố rất rộng, dường như đâu đâu cũng có, một số vi trùng lại có khả năng sinh tồn rất mạnh. Cơ thể con người không có cách nào chống lại được chúng sao?

Không phải như vậy. Cơ thể của chúng ta là một cơ thể tích cực chủ động, tấn công phòng thủ thật tài tình. Nó có tính cảnh giác rất cao, lại có một số vũ khí chống lại vi khuẩn.

Cơ thể có thể chiến thắng vi trùng là do có khả năng miễn dịch. Khi có một tác nhân gây bệnh nào đó thâm nhập vào cơ thể, dưới sự chỉ huy của hệ thống trung khu thần kinh, cơ thể sẽ sinh ra một loại kháng thể anbumin đặc biệt, có thể tiêu diệt tác nhân gây bệnh và những độc tố do nó sinh ra. Sau đó, cơ thể liền có được khả năng không mắc lại những bệnh cùng loại đó nữa, đó chính là sự miễn dịch tự động của con người. Còn có một kiểu miễn dịch bị động, chính là đưa vào cơ thể người bệnh những kháng thể tức là mầm bệnh. Trong mỗi mầm bệnh này đều có một loại vi trùng gây bệnh nào đó, có điều những vi trùng đó đã bị làm yếu đi thông qua việc xử lý đặc biệt, cơ thể có thể chống lại chúng. Cơ thể trong quá trình đề kháng sẽ nhận mặt được loại vi trùng này, sau đó chống lại sự xâm phạm của chúng.

 
Từ khóa tìm kiếm: vi khuẩn là gì, các loại vi khuẩn, miễn dịch, cơ chế miễn dịch

Bình luận

Giải bài tập những môn khác