Giải thích: Vì sao khi ngủ lại chảy nước miếng?

Ban ngày, nước bọt trong miệng luôn bị nuốt xuống bụng. Ban đêm khi người ta ngủ, não được nghỉ ngơi, nước bọt sẽ giảm đi, khép miệng lại thì nước miếng sẽ không thể chảy ra ngoài. Tuy nhiên, có một số người ban ngày làm việc quá mệt, đêm ngủ quá say, miệng chưa khép chặt, nước miếng tự nhiên sẽ chảy ra ngoài.

Giải thích: Vì sao khi ngủ lại chảy nước miếng?

Vì sao khi ngủ lại chảy nước miếng?

Nhờ có sự trợ giúp của nước bọt, chúng ta sẽ dễ dàng nuốt trôi thức ăn, nói năng trôi chảy. Nước bọt còn có tác dụng làm sạch khoang miệng.

Ban ngày, nước bọt trong miệng luôn bị nuốt xuống bụng. Ban đêm khi người ta ngủ, não được nghỉ ngơi, nước bọt sẽ giảm đi, khép miệng lại thì nước miếng sẽ không thể chảy ra ngoài. Tuy nhiên, có một số người ban ngày làm việc quá mệt, đêm ngủ quá say, miệng chưa khép chặt, nước miếng tự nhiên sẽ chảy ra ngoài. Có lúc mũi bị tắc mà dùng miệng để thở thì khi đi ngủ cũng bị chảy nước miếng.

Cách xử lý chảy nước miếng khi ngủ

  • Ngủ đúng tư thế: Khi ngủ nên nằm ngửa, duỗi thẳng chân tay; tránh nằm nghiêng, sấp.
  • Kê gối cao đầu: Kê gối cao đầu, nước bọt sẽ chảy về đáy hàm, không bị rớt ra ngoài.
  • Tránh stress: Việc suy nghĩ căng thẳng sẽ khiến chức năng thần kinh thực vật rối loạn, khiến não phát ra tín hiệu sai, gây chảy nước miếng.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
  • Thông mũi: Một trong số những lý do khiến chúng ta chảy nước dãi là khi ngủ thở bằng miệng chứ không phải bằng mũi như thông lệ.

Để tránh hiện tượng này xảy ra cần đảm bảo mũi chúng ta luôn sách sẽ và khô thoáng. Nên tập cách thở qua mũi một cách tự nhiên.

Bạn cũng có thể dùng ống thông hơi để làm sạch xoang khi bạn thở (đặt trên ngực) hoặc dùng một bát hơi nước với khăn tắm phủ trên đầu. Khi bạn thở trong điều kiện nước ấm sẽ kích thích xoang và làm sạch đường dẫn.

Vì sao khi ngủ lại bị bóng đè?

Bóng đè là một hiện tượng rối loạn giấc ngủ không thực tổn (không có tổn thương thực thể), xuất hiện ở người khi ngủ. Bóng đè thường xuất hiện ở những người mới ốm dậy, cơ thể suy nhược, những người "yếu bóng vía", hay ám ảnh vì những điều vu vơ mà thiếu suy xét khoa học, những người hay nghĩ về một vấn đề bế tắc trong nhiều ngày hoặc người khoẻ nhưng một lúc nào đó có điểm yếu trong tinh thần. Những người hay sử dụng bia, rượu, chất kích thích cũng dễ bị bóng đè hơn. Nhiều người lại cho rằng bóng đè là do ma quỷ ám nên chữa bằng cách cúng bái, làm lễ nhưng đây là cách làm sai lầm, mê tín và không có hiệu quả. Hiện tượng bóng đè xảy ra rất phổ biến và có khoảng 40% nhân loại đã từng bị bóng đè ít nhất một lần trong đời.

 
Từ khóa tìm kiếm: vì sao chảy nước miếng, vì sao bị bóng đè, chữa chảy nước miếng

Bình luận

Giải bài tập những môn khác