Giải thích: Vì sao cây xương rồng có nhiều gai?
Thân cây xương rồng thường phình to, mọc lởm chởm những cái gai nhọn, bên trong thân cây có rất nhiều nhựa. Việc xương rồng có nhiều gai là bởi vì gai xương rồng chính là những chiếc lá của chúng bị tiêu biến đi để thích nghi với hoàn cảnh khắc nghiệt.
1. Tìm hiểu cây xương rồng
Cây xương rồng tên tiếng anh là Cactus, là 1 trong những loài thực vật cổ đại còn tồn tại đến ngày nay. Với tên khoa học là Cactaceae, cây xương rồng là một bộ thực vật gồm 127 chi với 1.750 loại cây tiêu biểu. Là loài cây phát triển tại những nơi khô hạn, cây tiến hóa với thân mọng nước để dự trữ. Tùy thuộc vào độ ẩm của môi trường xung quanh, cây thường sẽ có lá mầm hoặc gai, và có hoa. Xương rồng là loài thực vật bản địa Châu Mỹ, thường xuất hiện phổ biến ở sa mạc. Những nơi hoang vu người ta dễ dàng bắt gặp được những bụi cây cổ đại to lớn.
2. Tại sao cây xương rồng có nhiều gai?
Thân cây xương rồng thường phình to, mọc lởm chởm những cái gai nhọn, bên trong thân cây có rất nhiều nhựa. Việc xương rồng có nhiều gai là bởi vì gai xương rồng chính là những chiếc lá của chúng bị tiêu biến đi để thích nghi với hoàn cảnh khắc nghiệt. Xương rồng vốn mọc ở vùng sa mạc. Tại đây, khí hậu khô và nóng nực, để giảm lượng nước bay hơi, lá của cây xương rồng dần dần thoái hóa trở thành những chiếc gai nhỏ, như vậy có thể giúp chúng thích nghi tồn tại lâu dài ở vùng sa mạc.
3. Những điều thú vị về cây xương rồng
- Không phải loại xương rồng nào cũng có gai
- Trong môi trường hoang dã, cây xương rồng có thể sống đến 100 năm
- Xương rồng là loài cây độc, gây nguy hiểm
Bình luận