Giải thích: Vì sao người ta phải ngủ?

Cũng như ăn cơm, uống nước, con người cũng cần phải ngủ. Đó là một trong những nhu cầu sinh lý cơ bản nhất của con người. Sau một ngày làm việc và học tập, người ta sẽ cảm thấy mệt mỏi, đặc biệt là tế bào não sau khi làm việc căng thẳng, cần phải có một thời gian nghỉ ngơi.

Giải thích: Vì sao người ta phải ngủ?

Vì sao người ta phải ngủ?

Cũng như ăn cơm, uống nước, con người cũng cần phải ngủ. Đó là một trong những nhu cầu sinh lý cơ bản nhất của con người. Sau một ngày làm việc và học tập, người ta sẽ cảm thấy mệt mỏi, đặc biệt là tế bào não sau khi làm việc căng thẳng, cần phải có một thời gian nghỉ ngơi. Cho nên mỗi ngày người nào cũng phải ngủ. Sau một đêm, bộ não tiêu trừ được sự mệt mỏi, cơ thể khôi phục lại năng lượng dự trữ. Người ta cảm thấy sức khỏe dồi dào, tâm hồn sảng khoái. Do đó mà hiệu suất lao động và học tập được nâng cao rõ rệt. Trẻ em khi ngủ, thùy não dưới vỏ não tăng cường tiết ra kích thích tố sinh trưởng. Cho nên có giấc ngủ đầy đủ sẽ có lợi ích cho sự phát triển, trưởng thành của con trẻ. Nếu giấc ngủ không đủ, chúng ta sẽ cảm thấy đầu óc choáng váng, không tập trung, ăn uống không ngon miệng, cứ thế mãi sẽ tổn hại cho sức khỏe. Trẻ từ 7 đến 11 tuổi mỗi ngày nên ngủ 10 giờ đồng hồ. Cuộc đời của con người có khoảng 1/3 là trôi qua giấc ngủ.

Ngủ bao lâu là đủ?

Khuyến nghị mới về thời gian ngủ với từng nhóm tuổi:

  • Trẻ sơ sinh 0-3 tháng tuổi: 14-17 giờ mỗi ngày
  • Trẻ 4-11 tháng: 12-15 giờ
  • Trẻ mới biết đi (1-2 tuổi): 11-14 giờ
  • Trẻ mẫu giáo (3-5 tuổi): 10-13 giờ
  • Trẻ trong độ tuổi tiểu học (6-13 tuổi): 9-11 giờ
  • Thanh thiếu niên (14-17 tuổi): 8-10 giờ
  • Thanh niên (18-25 tuổi): 7-9 giờ
  • Người lớn (26-64 tuổi): 7-9 giờ
  • Người lớn tuổi (65 tuổi trở lên): 7-8 giờ

Tại sao càng già, chúng ta càng khó ngủ?

Khi già đi, chúng ta có xu hướng ngủ dần ít đi và chất lượng của giấc ngủ đó cũng kém hơn với nhiều lần thức giấc hơn vào ban đêm. Bộ não của chúng ta cũng dành ít thời gian hơn cho trạng thái ngủ sâu - thời điểm quý giá khi các hỗn loạn của hoạt động não lắng xuống, chuyển sang tình trạng tiêu hao năng lượng chậm chạp. Trong giấc ngủ sâu hay ngủ sóng chậm, các sóng não của chúng ta sẽ giãn ra và ít cuồng loạn hơn.

Một người 25 tuổi đã có tổng cộng nhiều giờ ngủ sâu giấc, được duy trì liên tục trong các chu kỳ ngủ kéo dài suốt đêm. Ngược lại, một người 70 tuổi chỉ có vài phút ở giai đoạn nghỉ ngơi sâu nhất và mất nhiều thời gian hơn vào các giấc ngủ nông hoặc hoàn toàn tỉnh thức vào ban đêm. Sự chuyển đổi giữa ngủ và thức cũng trở nên đột ngột hơn khi chúng ta có tuổi.

Không may là, các dạng giấc ngủ thay đổi cũng gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe và chức năng nhận thức của chúng ta. Trước hết, không ngủ đủ giấc sâu sẽ gây rối loạn trí nhớ. Điều này là vì, khi ở trạng thái ngủ sâu nhất, các sóng não giảm tốc giúp chúng ta chuyển ký ức ngắn hạn lưu trữ ở vùng đồi hải mã của bộ não sang vùng vỏ não trước trán, nơi chúng được ghi lại thành ký ức dài hạn. Dẫu vậy, theo một nghiên cứu mới đây, khi không ngủ đủ giấc sâu, các ký ức mới nhất của chúng ta có thể bị mắc kẹt ở vùng đồi hải mã, nơi chúng sẽ sớm bị các ký ức mới viết đè lên.

 
Từ khóa tìm kiếm: tại sao phải ngủ, ngủ bao lâu, tại sao già khó ngủ

Bình luận

Giải bài tập những môn khác