Giải thích: Vì sao có ráy tai?
Trong lỗ tai chúng ta có một màng da, trên vách ống của tai ngoài có một loại tuyến có thể tiết ra chất nhuyễn dạng sáp màu vàng. Khi nó trộn lẫn với bụi bặm và vụn da hình thành nên ráy tai.
Vì sao có ráy tai?
Lỗ tai được chia làm ba phần: tai ngoài, tai giữa và tai trong. Trong lỗ tai chúng ta có một màng da, trên vách ống của tai ngoài có một loại tuyến có thể tiết ra chất nhuyễn dạng sáp màu vàng. Khi nó trộn lẫn với bụi bặm và vụn da hình thành nên ráy tai. Ráy tai chẳng những có thể làm ẩm ướt các mao mạch lỗ tai mà nó còn có thể ngăn ngừa sâu bọ chui vào tai. Nó là phòng tuyến bảo vệ lỗ tai, ảnh hưởng tới thính giác.
Vì vậy, phải lấy một cái tăm bọc một ít bông sạch, cạo quét ráy tai ra ngoài. Nếu ráy tai đóng cứng thì phải nhờ thầy thuốc loại bỏ, tuyệt đối không nên dùng tay bẩn để ngoáy vào tai rất dễ bị viêm nhiễm.
Tác hại của thói quen lấy ráy tai
Nhiều người trong chúng ta có thói quen thường xuyên ngoáy tai, nếu vài ngày không ngoáy tai là thấy khó chịu. Tuy nhiên, tai là một khu vực cực kỳ nhạy cảm, nên khi đưa một vật thể lạ vào tai nếu không cẩn thận có thể khiến bộ phận này bị tổn thương, đôi khi còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thính giác.
Thông thường, khi cảm thấy ngứa hay khó chịu trong tai, nhiều người có thể sử dụng nhiều vật dụng (như bông tăm, bông gòn, dụng cụ móc lỗ tai... thậm chí móng tay) để ngoáy tay. Điều này có thề gây ra trầy xước, chảy máu, nhiễm trùng tai, viêm tai giữa, thủng màng nhĩ, viêm tai xương chũm, nghe kém, ù tai... Do nhiều người không biết rằng thói quen ngoáy tai là nguyên nhân chính thường gặp gây chấn thương ống tai ngoài và thủng màng nhĩ.
Cách vệ sinh tai an toàn
Khi bị ngứa tai chỉ nên xoa bóp nhẹ vành tai, day day vào nắp tai, không nên vội ngoáy tai. Nếu ngứa không giảm có thể dùng một số thuốc nhỏ tai hoặc nước muối sinh lý nhỏ vào ống tai, sau 5 - 10 phút, nghiêng đầu về bên tai bệnh, day nhẹ vào nắp tai cho thuốc còn dư chảy ra, dùng tăm bông khô, sạch thấm nhẹ cho khô tai. Không ngoáy tai, sau một tuần vẫn thấy ngứa, khuyến cáo nên đến bác sĩ chuyên khoa tai-mũi-họng để thăm khám và xử lý vệ sinh tai đúng cách.
Trường hợp khi tắm, khi bơi, nếu nước vô tình vào tai gây cảm giác khó chịu, ù tai thì nghiêng đầu về từng bên, day nhẹ vào nắp tai cho nước chảy ra, dùng tăm bông khô, sạch đặt vào ống tai, nước sẽ được bông khô thấm hết chứ không nên lau chùi tai nhiều.
Bình luận