Giải thích: Vì sao nước uống có ga lại sủi tăm?

Nước có ga được làm bằng cách nén, để cho carbon dioxit (CO2) hòa tan vào trong dung dịch nước đuờng hoặc nước quả v.v... đựng trong chai đậy nắp kín. Carbon dioxit hòa tan vào trong nước làm cho nó có vị chua.

Giải thích: Vì sao nước uống có ga lại sủi tăm?

Vì sao nước uống có gas lại sủi tăm?

Nước có gas được làm bằng cách nén, để cho carbon dioxit (CO2) hòa tan vào trong dung dịch nước đuờng hoặc nước quả v.v... đựng trong chai đậy nắp kín. Carbon dioxit hòa tan vào trong nước làm cho nó có vị chua. Đó chính là nước axit carbonic hoặc nước soda mà người ta thường nói, cũng còn gọi là đồ uống mát lạnh.

Ở nhiệt độ bình thường, carbon dioxit là chất khí. Nếu chỉ bơm nó vào chất lỏng thì đại bộ phận không hòa ta được. Khi chịu một áp lực nhất định, carbon dioxit sẽ hòa tan một cách ổn định trong nước.

Nếu bật nắp ra, áp lực trong chai nhỏ đi, carbon dioxit trồi lên và bay đi, liền xuất hiện bọt hơi. Rót nước có gas vào trong cốc thì ta thấy có sủi bọt cũng chính vì lẽ đó. Nếu bạn khuấy động nước có gas trong cốc một chút, bạn sẽ thấy bọt tăng lên nhiều.

Vì sao không được cho đồ uống có gas vào ngăn đá tủ lạnh?

Khi được đặt trong nhiệt độ lạnh (dưới 0 độ C), các lon nước ngọt có gas (kể cả chai thủy tinh) sẽ khó có thể chịu được áp lực nở ra của khí gas.

Đầu tiên, khi nước ngọt bị đông đá, khối lượng của nó sẽ tăng lên, khiến chiếc lon bị biến dạng và cuối cùng là phát nổ. Thứ 2, ở nhiệt độ dưới 0 độ C, các loại nước có gas có thể vẫn có một phần ở dạng lỏng do nhiệt độ đóng băng đã bị giảm xuống.

Khi bạn mở lon nước ra, quá trình giải phóng lượng carbon dioxide hòa tan trong nước sẽ bắt đầu. Do một phần nước vẫn ở dạng lỏng nên áp lực nước thoát ra ngoài sẽ rất mạnh cộng thêm khối lượng đã bị gia tăng từ trước nên quá trình này sẽ xảy ra rất mạnh mẽ và thường gây ra những tai nạn đáng tiếc.

Thực tế, rất nhiều nhà sản xuất đã lưu ý trên lon nước: “Không đốt nóng hoặc đông đá lạnh ở 0 độ C” nhưng không mấy ai chú ý đến. Nếu muốn làm lạnh nhanh, hãy chỉ để nước ngọt hay bia của bạn vào ngăn lạnh hoặc ngăn làm lạnh nhanh thôi để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như những người xung quanh.

Tác hại của nước ngọt có gas

  • Gây bệnh hen suyễn
  • Gây ra các vấn đề về thận
  • Gây hại gan
  • Tăng nguy cơ béo phì
  • Phân hủy men răng
  • Gây ra các vấn đề về tim mạch
  • Ảnh hưởng khả năng sinh sản
  • Bệnh tiểu đường
 
Từ khóa tìm kiếm: tại sao nước có gas sủi bọt, không cho đồ uống có gas vào ngăn đá, tác hại của nước có gas

Bình luận

Giải bài tập những môn khác