Giải thích: Vì sao cô dâu lại mặc áo cưới màu trắng?
Nhìn vào lịch sử váy cưới, cho tới tận thế kỉ XVIII thì áo cưới của cô dâu vẫn không "phải" là màu trắng như hiện nay. Trong thời đó, cô dâu thường mặc bộ váy đi lễ đẹp nhất của mình, bất kể là màu gì.
Vì sao cô dâu lại mặc áo cưới màu trắng?
Nhìn vào lịch sử váy cưới, cho tới tận thế kỉ XVIII thì áo cưới của cô dâu vẫn không "phải" là màu trắng như hiện nay. Trong thời đó, cô dâu thường mặc bộ váy đi lễ đẹp nhất của mình, bất kể là màu gì. Một số cô dâu thì chọn màu áo theo ý nghĩa của màu sắc: xanh lá cây tượng trưng cho tuổi thanh xuân, còn xanh da trời tượng trưng cho sự chung thủy...
Và mãi cho đến sau này, khi nữ hoàng Victoria quyết định chọn váy màu trắng trong lễ cưới của mình để thay đổi định kiến trên thì váy trắng mới trở thành xu hướng cho thời trang cưới.
Ngày 10/2/1840, nữ hoàng Victoria đã mặc một chiếc váy ren màu trắng cùng với vòng hoa màu cam trong lễ cưới của mình với hoàng tử Albert bất chấp sự phản đối từ nhiều người.
Tuy nhiên, ngay sau đó chiếc váy nữ hoàng đã trở thành một hiện tượng và là lựa chọn hàng đầu cho phụ nữ thời bấy giờ trong những ngày trọng đại của đời mình.
Chỉ một vài năm sau đó, tạp chí phụ nữ nổi tiếng lúc bấy giờ, Godey’s Lady Book đã tuyên bố “màu trắng là màu phù hợp nhất cho một chiếc váy cưới, bất kể nó được may với chất liệu gì đi chăng nữa".
Tạp chí này cũng cho rằng "màu trắng là biểu tượng của sự trong trắng, ngây thơ của thời con gái và trái tim chân thành của cô ấy dành cho người mình yêu và chọn làm chồng”.
Tại sao chú rể phải có hoa cài áo trong ngày cưới?
Hoa cài áo có nhiều ý nghĩa và tác dụng, một bông hoa nhỏ xinh, màu sắc phù hợp với vóc dáng chú rể, đồng điệu với bó hoa cưới cầm tay của cô dâu trong ngày cưới chắc chắn sẽ khiến chú rể nổi bật hơn. Thêm nữa, hoa cưới cũng tượng trưng cho một lời chúc phúc, mang ý nghĩa đơm hoa kết trái, kết thúc hạnh phúc cho một tình yêu trai gái khi hai người về chung một nhà. Hoa cài áo đánh dấu giây phút thiêng liêng, trọng đại trong cuộc đời của một người đàn ông, thế nên, trong đám cưới của mình, chú rể đừng bao giờ quên phụ kiện này.
Vì sao ngày cưới cô dâu chú rể trao nhẫn cho nhau?
Nhẫn cưới một vật thể có hình tròn không điểm dừng, trao nhẫn cho nhau tức là gắn kết nhịp đập của hai con tim cùng chung nhịp thở, ràng buộc tình yêu cho nhau, giống như vòng tròn vô định kia thể hiện một tình yêu không có hồi kết.
Khi đã quyết định trao nhẫn cho nhau tức là đôi bên đã chấp nhận là của nhau, nghiêm túc chấp hành hình phạt của pháp luật tình yêu, hai tâm hồn đã là của nhau, yêu thương nhau nhiều hơn, có trách nhiệm với nhau nhiều hơn. Trao nhẫn cưới cũng thể hiện rằng từ nay về sau sẽ là của nhau, đồng thời cũng tuyên bố cho mọi người biết là bản thân đã thuộc về ai đó, trái tim đã có bóng hình ngự trị riêng.
Bình luận