Giải thích: Vì sao lá cây có gân?

Các loài thực vật lấy muối khoảng và nước từ đất thông qua rễ, sau đó đưa đến từng bộ phận của cây. Để chuyển những chất dinh dưỡng, giống như mạch máu ở động vật...

Giải thích: Vì sao lá cây có gân?

1. Vì sao lá có gân?

  • Các loài thực vật lấy muối khoảng và nước từ đất thông qua rễ, sau đó đưa đến từng bộ phận của cây. Để chuyển những chất dinh dưỡng, giống như mạch máu ở động vật, trong thân thực vật cũng có rất nhiều đường ống nhỏ, bắt nguồn từ bộ rễ, đi qua thân, cành cây và kết thúc ở lá. Những đường ống nằm trong thân cây, bình thường chúng ta không nhìn thấy nhưng khi đi tới lá sẽ trở thành những nhánh rẽ nhỏ hơn, chính chúng là đường gân lá mà ta hoàn toàn có thể nhìn thấy. Ngoài ra, gân lá còn có tác dụng nâng đỡ lá. 

2. Các dạng gân lá thường gặp

  • Gân hình lông chim: phân nhánh kiểu hình lông chim, các gân phụ rẽ ra từ gân chính về phía mép phiến lá với độ dài gần bằng nhau và gần song song với nhau.
  • Gân hình chân Vịt: phân nhánh theo kiểu chân vịt, tỏa ra từ một điểm chung tại gốc lá hoặc gần gốc lá (ví dụ: lá đu đủ, lá mướp, lá bí...)
  • Gân song song: kéo dài từ gốc đến ngọn phiến lá, ít nhiều song song với nhau và các bó mạch của gân này thường không lộ ra ngoài (ví dụ: lá hành, lá lúa...)
  • Gân lá hình cung đặc trưng cho lá Mã đề, lá Quế, lá Địa liền…
  • Gân tỏa tròn: Cuống lá đính vào giữa phiến lá, gân lá từ đó tỏa ra mọi phía. (ví dụ: Lá sen, Bình vôi,…)
  • Ngoài ra, còn một số loại gân ít gặp như : Gân hình quạt (cây cọ, rẻ quạt,…), hoặc gân hình mạng (dâu tằm, gai,…).
Từ khóa tìm kiếm: gân lá, các loại gân lá, vì sao lá có gân, các bộ phận của lá

Bình luận

Giải bài tập những môn khác